Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010

BẢN TIN HÀNG TUẦN, số 11

                                        


 

BẢN TIN HÀNG TUẦN

Giáo xứ Vũ Hòa, giáo phận Phan Thiết.
0918805523 / giaoxuvuhoa@gmail.com / http://giaoxuvuhoa.blogspot.com


 

Chúa Nhật 2 Mùa Chay năm C

LỜI CHÚA: Lc 9, 28b-36

"Ðang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.

Ðó là lời Chúa.


 

PHỤNG VỤ

Tuần này, Thứ 5, 6, 7 đầu tháng.


 

TIN TỨC

Sứ điệp Mùa Chay 2010

của Ðức Thánh Cha Benedicto XVI

 Anh Chị Em thân mến!

Mỗi năm, vào dịp Mùa Chay, Giáo Hội lại mời gọi ta chân thành xem xét lại cuộc sống của mình dưới ánh sáng những lời dạy của Tin Mừng. Năm nay, tôi muốn đề nghị với anh chị em một vài suy tư về chủ đề lớn là sự công bằng, dựa trên khẳng định của Phao-lô: "Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ đức tin vào Ðức Giê-su Ki-tô" (x. Rm 3, 21-22).

Công bằng: "dare cuique suum", là trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó.

Trước hết, tôi muốn xem xét ý nghĩa của từ ngữ "công bằng", trong sự xử dụng thông thường với ngụ ý "trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó", theo thuật ngữ nổi tiếng của Ulpianus, một luật gia La Mã ở thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa cổ điển này không nêu rõ những gì "thuộc về người đó" cần được trả cho mỗi người. Ðiều mà con người cần nhất thì pháp luật lại không thể đảm bảo được cho người đó. Ðể sống cuộc sống đầy đủ, cần phải có một cái gì đó sâu sắc hơn, chỉ có thể được trao ban như một món quà: ta có thể nói rằng con người sống bởi tình yêu mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể thông ban bởi vì Người đã tạo ra con người theo và giống hình ảnh của Người. Của cải vật chất chắc chắn là hữu ích và cần thiết. Thật vậy, chính Chúa Giê-su đã chăm lo chữa các bệnh nhân, đã nuôi sống các đám đông đi theo Người và, chắc chắn, Người lên án sự dửng dưng vẫn còn khiến cho hàng trăm triệu người ngày nay phải chết vì thiếu thực phẩm, nước và thuốc men. Thế nhưng, đức công bằng "phân phối" không trả cho con người toàn bộ những gì "thuộc về người đó". Con người ta vốn đã cần cơm bánh, thì lại càng cần Thiên Chúa gấp bội. Thánh Augustinô nhận xét: "nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó... thì công bằng của con người ở đâu, khi mà con người đào thoát khỏi Thiên Chúa đích thực?" (De Civitate Dei, XIX, 21).

Còn tiếp….


 

THÔNG BÁO

Họp Hội Đồng Giáo Xứ

Mời quí vị trong Hội Đồng Giáo Xứ tham dự phiên họp hàng tháng tại nhà xứ, lúc 7 giờ 30 tối Chúa Nhật, ngày 28/02/2010.

Xây tường rào

Trong tuần tới, giáo xứ sẽ xây 1 tường rào ven bờ ao, xin mọi người tham gia công trình khi được yêu cầu.

Rửa tội trẻ em

Thứ bảy đầu tháng, ngày 06/02/2010 sẽ rửa tội cho trẻ em lúc 7 giờ sáng. Khi đi rửa tội, xin mang theo khăn và nến.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Sứ điệp Mùa Chay 2010 của ÐTC Benedicto XVI

 
 

Anh Chị Em thân mến!

Mỗi năm, vào dịp Mùa Chay, Giáo Hội lại mời gọi ta chân thành xem xét lại cuộc sống của mình dưới ánh sáng những lời dạy của Tin Mừng. Năm nay, tôi muốn đề nghị với anh chị em một vài suy tư về chủ đề lớn là sự công bằng, dựa trên khẳng định của Phao-lô: "Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ đức tin vào Ðức Giê-su Ki-tô" (x. Rm 3, 21-22).

Công bằng: "dare cuique suum", là trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó.

Trước hết, tôi muốn xem xét ý nghĩa của từ ngữ "công bằng", trong sự xử dụng thông thường với ngụ ý "trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó", theo thuật ngữ nổi tiếng của Ulpianus, một luật gia La Mã ở thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa cổ điển này không nêu rõ những gì "thuộc về người đó" cần được trả cho mỗi người. Ðiều mà con người cần nhất thì pháp luật lại không thể đảm bảo được cho người đó. Ðể sống cuộc sống đầy đủ, cần phải có một cái gì đó sâu sắc hơn, chỉ có thể được trao ban như một món quà: ta có thể nói rằng con người sống bởi tình yêu mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể thông ban bởi vì Người đã tạo ra con người theo và giống hình ảnh của Người. Của cải vật chất chắc chắn là hữu ích và cần thiết. Thật vậy, chính Chúa Giê-su đã chăm lo chữa các bệnh nhân, đã nuôi sống các đám đông đi theo Người và, chắc chắn, Người lên án sự dửng dưng vẫn còn khiến cho hàng trăm triệu người ngày nay phải chết vì thiếu thực phẩm, nước và thuốc men. Thế nhưng, đức công bằng "phân phối" không trả cho con người toàn bộ những gì "thuộc về người đó". Con người ta vốn đã cần cơm bánh, thì lại càng cần Thiên Chúa gấp bội. Thánh Augustinô nhận xét: "nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó... thì công bằng của con người ở đâu, khi mà con người đào thoát khỏi Thiên Chúa đích thực?" (De Civitate Dei, XIX, 21).

Nguyên nhân của Bất công là gì?

Thánh sử Mác-cô chép lại cho ta những lời sau đây của Chúa Giê-su trong cuộc tranh luận vào thời đó về những gì là tinh sạch và những gì là ô uế: "Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu" (Mc 7, 14-15; 20-21). Vượt quá vấn đề tức thời về thức ăn, ta có thể tìm thấy nơi phản ứng của những người Biệt phái một cám dỗ thường xuyên nơi con người là quy trách nguồn gốc của sự dữ nơi một nguyên nhân bên ngoài. Nhiều ý thức hệ hiện đại giả định rằng: vì sự bất công đến "từ bên ngoài", nên để cho công bằng ngự trị, chỉ cần loại bỏ các nguyên nhân bên ngoài ngăn cản việc thực hiện công bằng là đủ. Cách suy nghĩ này - Chúa Giê-su cảnh báo - là ngây thơ và thiển cận. Sự bất công, hậu quả của sự dữ, không chỉ đến từ những nguyên nhân bên ngoài; nguồn gốc bất công nằm trong tâm hồn con người là nơi chứa đựng những hạt giống của một sự đồng lõa bí ẩn với sự dữ. Tác giả Thánh vịnh cay đắng thừa nhận điều này: "Người thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai" (Tv 51,7). Thậy vậy, con người trở nên yếu đuối bởi một ảnh hưởng mãnh liệt, làm thương tổn khả năng hiệp thông với người khác. Tự bản chất, vốn mở ra cho sự chia sẻ tự do, con người lại khám phá nơi mình một trọng lực lạ làm cho con người khép kín nơi chính mình, và khẳng định mình ở trên và đối kháng với những người khác: đây chính là sự ích kỷ, hậu quả của tội nguyên tổ. A-đam và E-và, bị sự dối trá của Satan quyến rũ, chụp lấy trái cây huyền bí, bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, đã thay thế niềm tin tưởng vào Tình Yêu bằng thái độ nghi ngờ và cạnh tranh; thay thế thái độ đón nhận và mong chờ vào sự tin tưởng nơi Ai Khác bằng thái độ cướp đoạt và tự tung tự tác (x. Stk 3, 1-6) để rồi cảm nghiệm hậu quả là một cảm giác lo âu và bất an. Làm thế nào con người có thể tự giải thoát khỏi xu hướng ích kỷ này và cởi mở bản thân cho tình yêu?"

 
 

Trên đây là phần một trong sứ điệp Mùa Chay 2010 của Ðức thánh cha Benedicto XVI. Phần tiếp theo là phần còn lại của bức sứ điệp, trong đó, Ðức thánh cha trình bày ý niệm về công bình trong Cứu Ước và khẳng định: Chúa Kitô chính là công lý của Thiên Chúa. Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Trong phần còn lại này của sứ điệp, Ðức thánh cha ôn lại giáo huấn của Kinh Thánh về công bình. Mời quý vị và các bạn lắng nghe dẫn giải của đức thánh cha:

 
 

"Công bằng và Sedaqah

Trong cốt lõi sự khôn ngoan của Ít-ra-en, ta tìm ra một mối liên hệ sâu xa giữa niềm tin vào vị Thiên Chúa, Ðấng "nâng kẻ yếu đuối lên từ bụi đất" (Tv 113, 7) và sự công bằng đối với cận nhân. Trong tiếng Híp-ri, từ chỉ nhân đức công bằng, sedaqah, diễn tả nhân đức này một cách tuyệt vời. Quả thế, sedaqah, một mặt, có nghĩa là chấp nhận hoàn toàn ý muốn Thiên Chúa của Ít-ra-en; mặt khác, sedaqah chỉ sự công bằng đối với cận nhân (x. Xh 20, 12-17), đặc biệt là đối với người nghèo khổ, ngoại kiều, kẻ mồ côi và người góa bụa (x. Ðnl 10, 18-19). Nhưng hai ý nghĩa này được liên kết với nhau bởi vì, đối với người Ít-ra-en, cho người nghèo chỉ là hoàn lại những gì họ nợ Thiên Chúa, Ðấng chạnh thương trước sự khốn quẫn của dân Người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc ban Lề Luật cho Môisê, ở núi Sinai, đã diễn ra sau cuộc vượt qua Biển Ðỏ. Việc lắng nghe Lề Luật tiên vàn đòi hỏi phải có niềm tin vào Thiên Chúa, Ðấng đầu tiên đã "nghe tiếng kêu" của dân Người và đã "xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập" (x. Xh 3, 8). Thiên Chúa lưu tâm đến tiếng kêu của những người cùng khốn và, ngược lại, đòi hỏi được lắng nghe: Người đòi công lý cho người nghèo (x. Hc 4, 4-5.8-9), ngoại kiều (x.Xh 22, 20), người nô lệ (x. 15, 12-18). Ðể bước vào trong sự công bằng, cần phải rời khỏi ảo tưởng tự mãn, sự khép kín sâu xa, chính là nguồn gốc bất công. Nói cách khác, cần phải làm một cuộc "xuất hành" còn sâu xa hơn cả cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đã thực hiện với Môisê, một cuộc giải phóng tâm hồn, mà Lề Luật tự sức nó không thể thực hiện được. Như thế, liệu con người có còn một niềm hy vọng nào cho công lý không?

Chúa Kitô, Công lý của Thiên Chúa.

Loan báo Tin Mừng là một sự đáp trả lại nỗi khao khát công lý của con người, như Thánh Phaolô khẳng định trong Thư gửi tín hữu Rôma: "Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật... người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Ðức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban cho nhưng không, nhờ công trình cứu chuộc được thực hiện trong Ðức Ki-tô Giê-su. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin" (3, 21-25). Thế thì, công lý của Chúa Kitô đâu? Trước tiên, đó là một công lý xuất phát từ ân sủng, nơi con người không tự cứu độ, không tự cứu chữa cho chính mình và cứu chữa những người khác. Việc chuộc tội được thực hiện trong "máu" của Chúa Kitô có nghĩa là những lễ hy sinh của con người không giải thoát con người khỏi gánh nặng của những lỗi lầm của mình, nhưng nhờ hành vi yêu thương của Thiên Chúa là Ðấng tự cởi mở cho đến tột độ, cho đến độ mang nơi bản thân Người "lời nguyền" đã được dành cho con người để trả lại cho con người "phúc lành" của Thiên Chúa (x. Gl 3, 13-14). Nhưng điều này gây nên ngay lập tức một sự phản đối: đây là loại công lý nào khi mà người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội lại lãnh nhận phúc lành thuộc về người công chính? Phải chăng điều này không có nghĩa là mỗi người lãnh nhận cái trái ngược với "những gì thuộc về người đó"? Trên thực tế, ở đây, ta khám phá ra công lý của Thiên Chúa khác biệt sâu xa với công lý của con người. Thiên Chúa đã trả thay cho ta cái giá trao đổi nơi người Con của Người, một giá thực sự quá mức. Trước công lý của Thập Giá, con người có thể nổi loạn vì công lý này cho thấy con người không phải là một hữu thể tự túc, nhưng cần đến Một Ai Khác để tự thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Hoán cải theo Chúa Kitô, tin vào Tin Mừng, cuối cùng có nghĩa là: thoát ra khỏi cái ảo tưởng tự mãn, khám phá và chấp nhận thân phận bất tất của mình cũng như của người khác và nhận ra Thiên Chúa, sự cần thiết ơn tha thứ của Người và tình bằng hữu với Người. Như thế, ta hiểu rằng đức tin hoàn toàn không phải là điều gì đó tự nhiên, dễ dãi, hiển nhiên: cần khiêm tốn để chấp nhận rằng Một Ai Khác giải thoát tôi khỏi "cái tôi", ban cho tôi cách nhưng không "cái của Người đó". Ðiều này được thực hiện một cách đặc biệt trong các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Nhờ hành động của Chúa Kitô, ta có thể bước vào trong một công lý "lớn nhất", công lý của tình yêu (x. Rm 13, 8-10), công lý mà, trong mọi trường hợp, đều tự coi mình là người mang nợ hơn là chủ nợ, bởi vì đã lãnh nhận nhiều hơn những gì mình có thể mong đợi. Ðược củng cố bằng chính kinh nghiệm này, người Kitô hữu được mời gọi đóng góp vào việc xây dựng những xã hội công bằng nơi mà tất cả mọi người đều lãnh nhận cái cần thiết để sống theo phẩm giá đích thực của nhân vị và là nơi mà công bằng được sinh động bởi tình yêu.

Anh chị em thân mến, cao điểm của Mùa Chay là Tam nhật Vượt qua, trong đó, cả năm nay nữa, ta sẽ cử hành mầu nhiệm công lý của Thiên Chúa - sự tròn đầy đức ái, sự trao ban và ơn cứu độ. Ước gì thời gian sám hối này, đối với mỗi người Kitô hữu, là một khoản thời gian hoán cải đích thực và hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô, Ðấng đã đến để thực hiện mọi công lý. Với những tâm tình này, tôi thân ái ban Phép lành Tòa thánh cho tất cả anh chị em."

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Thư mục vụ Mùa Chay 2010



Kính gửi: Anh em linh mục, chủng sinh;

Anh chị em tu sĩ và giáo dân GP Phan Thiết

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay năm nay đến sớm. Trong khi đời sống dân sự đang tưng bừng hưởng tuần nghỉ Tết, thì nhịp sống tôn giáo đã chính thức bước vào một chu kỳ mới với mầu tím biểu trưng cho chiều sâu trầm lắng đức tin. Mùa xuân đang còn, Mùa Chay đã đến. Sự trùng hợp giữa ngày thứ tư Lễ Tro và ngày mùng bốn Tết Canh Dần có thể gợi lên một ý nghĩa tích cực: Mùa Chay cũng là một mùa xuân. Nếu Mùa xuân cho tiết trời thay đổi, cho vạn vật xinh tươi, cho con người đổi mới, thì Mùa Chay với việc chay tịnh được yêu mến thực hiện, với kinh nguyện được dâng lên sớm tối, với hành vi sám hối được thực thi chuyên chăm và với việc bác ái được siêng năng thực hành, cũng sẽ đem đến cho đời sống tôn giáo những nét xuân trẻ tươi mới. Mùa Xuân đổi mới đất trời; Mùa Chay đổi mới lòng người.

Mùa Chay năm nay là thời điểm đặc biệt của Năm Thánh 2010, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam kêu gọi canh tân đời sống, nhằm làm mới lại những mối liên hệ đa chiều của nhịp sống đức tin, từ mối liên hệ bổn phận đối với phần rỗi bản thân, sang mối liên hệ tin yêu hiếu thảo đối với Thiên Chúa, và biểu lộ qua mối liên hệ sẻ chia bác ái đối với tha nhân, cũng như mối liên hệ trách nhiệm mang tính thời sự hơn bao giờ hết là bảo vệ và tôn trọng thiên nhiên. Như vậy, việc canh tân đời sống trong Mùa Chay với những ý nghĩa sâu lắng vốn có, đã trở thành chọn lựa của mọi tín hữu, để khi vui hưởng hồng ân Chúa ban trong Năm Thánh, cũng tùy từng thời khắc của năm Phụng Vụ mà nỗ lực góp phần canh cải đời sống về mặt nội tâm cũng như về mặt xã hội.

Với ý nghĩa trên, Mùa Chay năm nay gọi đến một ý chí thực hành. Mỗi người trong cương vị và bậc sống mình, hãy quyết tâm canh tân đời sống. Mỗi ngày nỗ lực làm một việc lành (như dự lễ và rước lễ hoặc dâng lời nguyện tắt khi có thể), chuyên chú làm một việc thiện (như quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là những người nghèo khổ) và bền bỉ thực hiện những cử chỉ đẹp đối với tha nhân, cách riêng đối với địa bàn thiên nhiên nơi mình đang sống (như tuân giữ luật lệ giao thông và giữ gìn vệ sinh môi trường). Được như thế, Mùa Chay là một thời gian tích cực giúp mọi người sống tinh thần đổi mới cách tròn đầy.

Xin mượn khẩu hiệu của Giờ Trái Đất năm nay (27.03.2010) để nói lên quyết tâm của từng người chúng ta trong Mùa Chay này: “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”. Mỗi ngày, hãy làm những việc lành, việc thiện, việc đẹp, nhỏ thôi nhưng bền bỉ, để sẽ có ngày thấy đời mình được thăng hoa đổi mới. Trong khi đợi chờ mừng Đại lễ Phục Sinh, cầu chúc mọi thành viên trong gia đình Giáo Phận một Mùa Chay thánh đức. Thân mến trong tình yêu Chúa Kitô và vòng tay từ ái của Mẹ Maria.

+ Giuse Vũ Duy Thống

GM Gp Phan Thiết

Hình ảnh vui xuân 2010



Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Chương trình Tết Canh Dần 2010

CHƯƠNG TRÌNH TẾT CANH DẦN 2010

1. TẤT NIÊN

Chiều thứ 5, ngày 11/02 (28 Tết), thánh lễ Tất Niên, lúc 5 giờ 30.

2. ĐÊM 30 TẾT

Thánh lễ: 9 giờ 00: chuông 1
9 giờ 30: chuông 2 – kinh nguyện - Thánh Lễ Giao Thừa

Đầu lễ: thứ tự đoàn rước đầu lễ gồm: Thánh giá nến cao, đội trắc, thiếu nhi, giới trẻ, đội trống, gia trưởng, các bà mẹ, huynh đoàn, đội kèn, giáo dân, quí dì, quí thầy, giúp lễ, chủ tế.

3. SÁNG MÙNG 1 TẾT

Thánh Lễ: 4 giờ 30: chuông 1
5 giờ 00: chuông 2 – kinh nguyện – Thánh lễ đầu năm

Đầu lễ: rước ở cuối nhà thờ: hội đồng giáo xứ, đội kèn, đội trống

Kết lễ: Chúc tuổi, múa, nhận lời Chúa đầu năm, phép lành đầu năm.

4. SÁNG MÙNG 2 TẾT (thiếu nhi phụ trách)

Thánh Lễ: 4 giờ 30: chuông 1
5 giờ 00: chuông 2 – kinh nguyện – Thánh lễ kính nhớ tổ tiên (những người còn sống)

Rước từ cuối nhà thờ: đại diện thiếu nhi 3 ngành rước cùng đội trắc

Những cụ già không đến nhà thờ được, sau thánh lễ, giáo họ mang quà đến gia đình.

5. CHIỀU MÙNG 2 TẾT

Thánh Lễ tại nghĩa trang (ca đoàn các bà phụ trách):

3 giờ 00: chuông 1
3 giờ 30: chuông 2 – kinh nguyện – Thánh lễ kính nhớ tổ tiên (những người đã qua đời)

6. SÁNG MÙNG 3 TẾT (các bà và gia trưởng phụ trách)

Thánh lễ: 4 giờ 30: chuông 1
5 giờ 00: chuông 2 – kinh nguyện – Thánh lễ thánh hóa công việc làm.

Rước từ cuối nhà thờ: các bà, gia trưởng

Dâng của lễ: mỗi người dâng phần quà mình, cách thức đi lên dâng như đi lên rước lễ.

7. TỐI MÙNG 3 TẾT

Chương trình vui xuân lúc 7 giờ 30

Các trò chơi và thể lệ thi đua bao gồm:

1. Kéo co: mỗi giáo họ 12 người (3 thiếu nhi, 3 giới trẻ, 3 gia trưởng, 3 bà mẹ)

2. Nhảy bao bố: mỗi giáo họ 2 bà mẹ. Bao bố do ban tổ chức lo.

3. Đi xe đạp chậm: mỗi giáo họ 2 người (1 thiếu nhi, 1 giới trẻ). Xe đạp tự lo.

4. Hóa trang: mỗi giáo họ 1 người tùy ý. Đồ hóa trang do ban tổ chức lo.

5. Văn nghệ: mỗi giáo họ 1 tiết mục tùy thể loại múa, hát, kịch,… Tiết mục văn nghệ được tính điểm theo 5 tiêu chuẩn: nội dung, cách hóa trang, cách diễn xuất, thành phần diễn và thời gian.

MÙNG 4 TẾT : THỨ 4 LỄ TRO

Sáng: 4 giờ 30: chuông 1

5 giờ 00: chuông 2 – kinh nguyện – thánh lễ

Chiều: 5 giờ 00: chuông 1

5 giờ 30: chuông 2 – kinh nguyện – thánh lễ

BẢN TIN HÀNG TUẦN, số 8

Số 8


BẢN TIN HÀNG TUẦN

Giáo xứ Vũ Hòa, giáo phận Phan Thiết.
0918805523 / giaoxuvuhoa@gmail.com / http://giaoxuvuhoa.blogspot.com

Chúa Nhật 5 Thường Niên năm C

LỜI CHÚA: Lc 5, 1-11

"Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Ðức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Giênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm.

Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Ðừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta". Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.

Ðó là lời Chúa.

PHỤNG VỤ

Thứ 4, ngày 10/02: thánh Scolastica trinh nữ. Lễ nhớ.
Thứ 5, ngày 11/02: Đức Mẹ Lộ Đức. Ngày quốc tế bệnh nhân.

TIN TỨC

Làm phép nhà mới

Tối thứ 5, ngày 04/02, cha xứ làm phép nhà mới cho gia đình anh chị Nội – Loan, giáo họ Maria.

Sáng Chúa nhật, 07/02, cha xứ làm phép nhà mới cho gia đình anh chị Truyền – Hà, giáo họ Phêrô.

THÔNG BÁO

Thánh Lễ Tất Niên

Chiều thứ 5, ngày 11/02: Thánh Lễ Tất Niên.

Lớp giáo lý thiếu nhi nghỉ tết

Từ tuần này, các lớp giáo lý thiếu nhi nghỉ tết cho đến chúa nhật, ngày 21 tháng 2 thì học lại.

Làm vệ sinh nghĩa trang

Sáng thứ 3, ngày 9/2, mời cộng đoàn đi dọn nghĩa trang sạch sẽ để chuẩn bị cho thánh lễ chiều mồng 2 Tết tại nghĩa trang.

CÁM ƠN

1. Cám ơn những người đã đóng góp công, góp của cho công trình di dời nhà máy nước.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010

Trại huấn luyện Dự Trưởng

25 em Dự Trưởng, sau khi tham dự 3 tuần huấn luyện, nay kết thúc tuần huấn luyện bằng 1 ngày 1 đêm trại tại khuôn viên giáo xứ. các em tham gia trong tinh thần phục vụ. kết thúc trại huấn luyện, trong thánh lễ chiều Chúa Nhật, các em tuyên hứa để được thăng cấp lên huynh trưởng. kể từ hôm nay, các em trở thành Huynh Trưởng chính thức trong phong trào thiếu nhi thánh thể thuộc xứ đoàn Hiện Xuống, giáo phận Phan Thiết.




Xem thêm hình ở đây

BẢN TIN HÀNG TUẦN, số 7


BẢN TIN HÀNG TUẦN

Giáo xứ Vũ Hòa, giáo phận Phan Thiết.
0918805523 / giaoxuvuhoa@gmail.com / http://giaoxuvuhoa.blogspot.com

Chúa Nhật 4 Thường Niên năm C

LỜI CHÚA: Lc 4, 21-30

"Chúa Giêsu, như Êlia và Êlisê, không phải chỉ được sai đến với người Do-thái".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Ðiều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

PHỤNG VỤ

Thứ 3, ngày 2/2: Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Lễ kính.
Thứ 6, ngày 5/2: Thánh Agata trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
Thứ 7, ngày 6/2: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo. Lễ nhớ.

TIN TỨC

Sáng thứ 7, ngày 30.01.2010, các linh mục cùng với đại diện quí hội đồng các giáo xứ trong giáo phận về nhà thờ Chính Tòa để dâng lễ Tất niên và Tạ ơn kỷ niệm 35 năm thành lập giáo phận. Đức Cha Giuse chủ tế Thánh Lễ cùng với Đức Cha Phaolô và Đức cha Nicola, các linh mục đoàn trong giáo phận, quí hội đồng giáo xứ và giáo dân. Sau Thánh lễ, linh mục niên trưởng đại diện cho linh mục đoàn và giáo dân trong giáo phận chúc tết các đức cha.

THÔNG BÁO

Lễ nến

Thứ 3, Lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, xin các gia đình có trẻ em từ 2 tuổi trở xuống mang đến nhà thờ để tham dự thánh lễ cầu nguyện và dâng các em cho Chúa nhân kính nhớ ngày Chúa Giêsu dâng mình trong đền thờ.

Rửa tội trẻ em

Sáng thứ 7, ngày 6/2 sẽ có rửa tội cho trẻ em. Khi đi lãnh bí tích Rửa tội, xin mang theo khăn trắng và nến.

CÁM ƠN

1. Anh chị Kiểm – Tuyết, giáo họ Martinô, ủng hộ 500.000 (năm trăm ngàn) đồng cho công trình làm sân đài Đức Mẹ.

2. Một ân nhân ủng hộ 100.000 (một trăm ngàn) đồng cho công trình làm sân đài Đức Mẹ.

3. Bà Tuyến, giáo họ Maria, ủng hộ 1.000.000 (một triệu) đồng cho công trình làm sân đài Đức Mẹ.

4. Cám ơn anh em máy cuốc và máy vận chuyển đất đã chuyển đất vào trong khu vực nhà thờ.

5. Anh Chí, giáo họ Maria, ủng hộ 3000 gạch.

6. Anh Toại (lương dân) ủng hộ 2000 gạch.