Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Kỹ năng sơ cấp cứu ở trại

Cách Xử Lý Các Tình Huống Thông Thường
Khi đi trại ở nhưng nơi xa thành phố hay nơi ko có điều kiện y tế đầy đủ thì khi có ai đó bị tai nạn do nhiều nguyên nhân như: bị con gì có cắn, ăn phải thức ăn có độc thì ta vẫn có thể giúp người đó khỏi nguy hiểm bằng những biện pháp sơ cấp cứu dơn giản sau trước khi có điều kiện đưa người bị nạn về biện viện điều trị.
Đầy Bụng Khó Tiêu
Triệu chứng: - Xảy ra sau bữa ăn quá nhiều món, thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ.
- Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Xử trí:
Uống một cốc nước hòa 1 muỗng canh bicacbonat (thuốc muối) hoặc uống một cốc chè đường. Nhịn ăn một bữa.
Tuy nhiên cần cảnh giác, phải đi khám bệnh khi:
- Cơn đau kéo dài qúa 2 giờ.
- Nôn mửa qúa nửa giờ.
- Sốt trên 37,5 độ.
Ngộ Độc Thức Ăn
Triệu chứng:
- Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
- Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
- Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
Xử trí:
- Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
- Sưởi ấm.
- Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
- Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.
Ngộc Độc Nấm
* Một Số Cách Phân Biệt Giữa Nấm Độc Và Nấm Ăn Được.
+ Nấm độc:
- Thường có hình thù kỳ dị.
- Màu sắc rực rỡ và có ánh lân tinh khi để trong bóng tối.
- Ngắt đọt cây thấy có nhựa trắng.
- Nhai thử thì thấy có vị đắng, cay hay buồn nôn.
- Nếu nấu lên 15 phút, sau đó bỏ vật bằng bạc hay bằng đồng mà bề mặt vật đó bị đen lại.
- Hoặc có bọc loe hình chén – còn gọi là yếm chân cứng (xem hình).
+ Nấm ăn được:
- Dưới mũ có kẻ khía.
- Trên mặt mũ thường trơn láng một màu.
- Có thể có bọc loe (yếm) mềm hình chén ở chân.
Triệu chứng và xử trí:
Tùy thuộc loại.
- Loại nấm gây nôn mửa, ỉa chảy 1 – 4 giờ sau khi ăn. Chỉ cần gây nôn (nếu đến sớm) cho uống nước đường, nước mía. Hoặc nếu có thể uống than hoạt tính tán nhỏ thì rất tốt.
- Loại nấm (rất ngọt) gây viêm gan nhiễm độc sau 12 giờ, dễ gây tử vong (vàng da, hôn mê). Cho bệnh nhân uống nước đường rồi chuyển đến bệnh viện ngay.
* Tóm lại nếu không biết chắc thì tốt nhất là đừng ăn kẻo ngộ độc rất nguy hiểm.
Ngộ Độc Thuốc
- Hay gặp ở trẻ em: cha mẹ cho uống qúa liều hoặc tưởng lầm thuốc là kẹo.
- Thường gặp ở những người có chủ trương tự tử.
Triệu chứng:
- Xanh tím, vã mồ hôi.
- Thở nông hoặc ngưng thở.
Xử trí: - Thổi ngạt.
- Chuyển ngay đến bệnh viện.
Say Nắng
Là tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài.
Triệu chứng:
- Da đỏ, rất nóng và khô.
- Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.
- Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở.
- Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa.
- Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
Xử trí:
- Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát.
- Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân.
- Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi.
- Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước).
- Chuyển nạnn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.
Say Nóng
Là tình trạng cơ thể ở trong một môi trường qúa nóng nhưng ẩm ướt và không có gío, lao động chân tay nặng nhọc.
Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sốt cao lại được bọc trong chăn (mền).
Triệu chứng:
- Mệt rã rời, chuột rút. Có thể không sốt.
- Da lạnh, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn.
- Mạch nhanh, nhịp thở nhanh.
- Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Có thể trụy mạch, ngất xỉu.
- Đối với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn giật.
Xử trí:
- Đặt nạn nhân ở nơi mát.
- Cho uống nước lạnh hoặc nước có pha 1 thìa (muỗng) cà phê muối cho 1 lít nước.
- Mời bác sĩ.
Chó Dại Cắn
Xử lý:
- Tìm cách điều tra con chó vừa mới cắn mình xong. Nếu là chó dại thì phải nhờ người cố bắt được, không được đánh chết nó.
- Để cho vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt.
- Khử khuẩn da xung quanh nhiều lần bằng thuốc tím, cồn íôt hoặc cồn 70 độ, băng lại.
- Đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng dại và phòng uốn ván. Nếu giữ con chó đó trong 10 ngày mà không có chuyện gì xảy ra thì có thể ngưng chích.
Rết Cắn
Rết là một loài bò sát có rất nhiều chân (cả trăm chân), có một đôi răng nhọn hoắt. Sau khi cắn người thì chất độc từ lỗ chân răng phóng thẳng vào vết thương.
Triệu chứng:
- Nếu nhẹ: Sưng nhức, khó chịu.
- Nếu nặng: tổ chức cục bộ bị hoại tử làm viêm tuyến bạch huyết, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn mửa.
Xử lý:
- Rửa bằng xà bông nước hoặc dung dịch Amoniac.
- Chườm lạnh nhằm làm giảm đau nhức.
- Nếu không thuyên giảm thì chuyển vào bệnh viện.
Theo dân gian:
- Hạt tắc (quất) giã nhỏ, đắp vào vết cắn.
- Giã bạc hà hay lấy rau sam đắp vào vết cắn.
- Hơ chỗ bị cắn vào ngọn đèn hay lửa cho bị nóng lên.
- Thọc tay vào cổ gà lấy chất nhờn bôi vào vết cắn.
- Lấy gòn thấm dầu hôi bóp mạnh vào vết thương.
Bò Cạp Chích
Mũi kim ở cuối phần đuôi Bò cạp có chứa nọc độc cực kỳ lợi hại và có một số trường hợp có thể đưa đến tử vong, ta không nên xem thường.
Triệu chứng:
Người bị Bò cạp chích cảm thấy đau nhức và sưng tấy lên, chảy cả nước mắt nước mũi, lợm giọng, nôn mửa, tê lưỡi, nhức đầu, buồn ngủ, thở hổn hển, thậm chí có thể hôn mê, nóng sốt cao độ, viêm tụy.
Xử lý:
- Tìm cách lấy ngòi châm độc ra.
- Rửa nước sạch chỗ bị chích, lấy vải lạnh băng lại.
- Chữa bằng cách giác hơi giống như bị rắn cắn.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Bồ công anh và Đại thanh diệp để đắp lên vết thương.
- Nếu thấy chưa thuyên giảm thì phải chuyển gấp vào bệnh viện.
Ong Đốt
Triệu chứng: Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
Xử lý:
- Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong.
- Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được.
- Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau.
- Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Thất diệp nhất chi hoa, Tử hoa địa đinh, bồ công anh và Bán biên liên để đắp lên vết thương.
- Người dân tộc thường cố đập chết con ong lấy xác xé làm đôi và đắp lên vết cắn.
- Dùng gạc tiệt trùng để băng bó vết thương.
- Nếu có nhiều vết đốt thì chuyển viện gấp.
Đỉa Hoặc Vắt Cắn
Hãy yên tâm, hai con này cắn thì không thấy đau, nhưng sẽ bị mất máu.
Đỉa thì ở dưới nước: ao, hồ... to bằng khoảng ngón tay út. Người ta có câu “Dai như đỉa” có nghĩa là khi nó đã bám vào người nào để hút máu thì rất khó dứt ra. Vết cắn của nó hơi ngứa ngứa chút đỉnh.
Vắt thì ở trên cạn, chỉ nhỏ bằng que tăm, thường nằm dưới lá ẩm mục. Nó có vẻ “khôn” hơn con đỉa ở chỗ: Không bao giờ hút máu liền ngay sau khi bám vào người chúng ta. Nó thường cẩn thận bò len lỏi vào những chỗ kín nhất trong cơ thể chúng ta, lúc ấy mới tiến hành hút máu. Đến khi ta phát hiện thì hỡi ôi! Con vắt ban đầu chỉ bằng que tăm, giờ đây nó đã lớn bằng ngón tay cái. Điều đ1o có thể hiểu rằng số lượng máu của ta mất đi ngang bằng với kích thước thực tại của nó.
Triệu chứng:
Sau khi cắn, những con vật này thường tiết ra chất Hirudin nên máu cứ chảy không ngừng vì chất này có khả năng chống đông máu.
Xử lý:
- Con đỉa kỵ vôi hoặc xà phòng. Do đó, khi đi tắm chỗ nào nghi có đỉa thì nên mang theo 2 thứ đó. Nên khi nếu lỡ ta bị đỉa hút máu, thì hãy bôi một trong 2 thứ này vào: Nó sẽ nhả ra ngay.
- Nếu chúng chui vào mũi hoặc tai (hoặc bất kỳ ngóc ngách nào trên co thể): lấy nước vôi trong bơm vào cho nó nhả ra. Sau đó dùng kẹp gắp.
- Dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào, nó cũng nhả ra.
- Bôi dung dịch Perchlorure mà đem cầm máu là hiệu qủa nhất.
Ve Cắn
Có 2 loại ve: Ve cắn (mà người ta hay gọi là ve chó) và ve không cắn (ve sầu kêu rả rích vào mùa hè).Triệu chứng:
- Khi cắn vào ai, ve sẽ bám vào và hút máu.
- Khi có động, ve sẽ tự động làm đứt phần đầu giả (nhỏ xíu nhưng đầy gai) dính lại vào vết cắn làm cho nạn nhân đau đớn, có khi cả năm sau mới hết khó chịu.
Xử lý:
- Nếu ve còn bám vào da, không nên động vào nó mà nên dùng nước điếu nhỏ vào, hoặc có thể lấy lửa diêm hay than đỏ dí từ từ vào, nó sẽ tự rơi ra.
- Sau đó dùng vôi ăn trầu bôi vào vết cắn.
- Nếu có thuốc mỡ DEP để bôi vào là tốt nhất.
Ngứa Do Trúng Mắt Mèo
Triệu chứng:
Khi bị trúng mắt mèo, ta thấy rất ngứa. Nếu gãi lãi càng thấy ngứa thêm, vết gãi sẽ càng tấy đỏ. Trái mắt mèo giống trái me nhưng đầy lông gây ngứa, nếu trúng mắt có thể gây mù mắt.


Xử lý:
- Đôt giây hơ lên chỗ ngứa.
- Năm cơm nêp (hoặc cơm tẻ cũng được) lăn trên da mặt.
- Hoặc dùng băng keo dán vào những nơi da bị ngứa rôi lột ra để loại bỏ các lông.
__________________
Rắn Cắn
Xác Định Là Rắn Độc Cắn
Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn... thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia...




Cứu thương

Cấp cứu là sự săn sóc cấp thời người bệnh hay người bị thương. Công việc cấp cứu tuy chỉ tạm thời và có giới hạn nhưng rất quan trọng vì cấp cứu có thể định đoạt sự sống hay sự chết, sự bình phục mau lẹ hay sự điều trị lâu ngày hoặc biến chứng.
1. Đức tính:
Người cấp cứu cần có những đức tánh cần thiết như:
- Bình tĩnh
- Cẩn thận
- Biết tùy cơ ứng biến
2. Nhiệm vụ:
Trước hết người cứu thương phải hiểu rỏ ràng rằng công việc cấp cứu chỉ trong giới hạn: Săn sóc bệnh nhân trong khi đợi nhân viên cứu thương đến mà thôi.
3. Băng bó vết thương:
a/ Mục đích:
Giữ gìn vết thương khỏi đau vì sự va chạm bên ngoài và ngăn chận vi trùng khỏi lọt vào vết thương.
b/ Săn sóc:
Rữa vết thương bằng nước nấu chín hoặc Alcohol, lấy vải mõng đã sát trùng để thấm nước rữa. Cũng có thể rữa với nước Dakin, thuốc tím hoặc Oxygene.
c/ Khữ trùng:
Thuốc đỏ với vết thương cạn, thuốc Sulfatmide với vết thương sâu.
d/ Cách băng bó:
* Chọn băng: Tùy theo vết thương lớn nhỏ mà chọn băng (Băng doris hoặc băng vải).
* Cách cầm băng Doris: Mộy tay cầm đầu băng, tay kia cầm cuộn băng và mở cuộn băng bằng ngón tay cái.
* Cường độ băng: Khi băng bó tay phải nhẹ nhàng, nếu làm mạnh nạn nhân sẽ đau nhiều.
* Mỡ đầu băng: Để chừa đầu băng X và xếp lại thật chắc ở vòng băng thứ hai.
* Các loại vòng băng:
- Vòng thưa.
- Vòng xoắn dày.
- Vòng rẻ quạt.
- Vòng số 8.
- Vòng xấp.
c/ Mối băng:
* Băng kim (Cách này tiện và chắc chắn)
* Băng mối chồng lên nhau.
f/ Kết băng:
* Băng hai dãi.
* Băng ô một dãi.
* Băng kim.

Băng ngực, Vai và Đầu gối bằng khăn
Băng bàn tay và bàn chân bằng khăn
Sơ cứu ở vùng hoang vu
Khi xảy ra tai nạn hoặc có một thành viên trong nhóm bị bệnh, bạn có 2 cách chọn lựa: cử một người nào đó đi tìm người giúp đỡ hoặc ngồi chờ đội giúp đỡ đến. Quyết định của bạn phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, khả năng định hướng, khoảng cách từ chỗ bạn đến nơi giúp đỡ và loại địa hình phải đi. Chỉ trong tình huống khẩn cấp nhất mới để nạn nhân ở lại một mình và bạn phải để lại cho họ đủ quần áo và thức ăn. Nạn nhân cũng cần phải có một cái còi và/hoặc đèn pin để báo động cho đội cứu hộ. Cuối cùng phải căn dặn nạn nhân ở nguyên nơi đó và không được di chuyển.
Đi tìm người giúp đỡ: bất kỳ người nào được cử đi tìm người giúp đỡ phải mang theo đủ quần áo và các dụng cụ cần thiết liên quan với mọi tình huống mà họ có thể gặp, và người đó cũng nên nắm rõ những thông tin sau:
· Vị trí chính xác của người bị thương hay của nhóm
· Điều gì đã xảy ra?
· Xảy ra khi nào?
· Họ đang gặp tổn thương hay tình huống nào?
· Mô tả nơi họ đang ở
· Ai nữa đang đi với họ
Kêu gọi giúp đỡ:
Trên thực tế có những dấu hiệu có thể được dùng để báo hiệu cần sự giúp đỡ khi bạn ở một nơi hoang vắng. Nhưng dấu hiệu này dễ nhớ và không cần những thiết bị đặc biệt. Mặc dù la to kêu gọi giúp đỡ cũng có thể thu hút sự chú ý nhưng nó sẽ làm bạn bị khan tiếng và mệt. Giọng nói cũng không vang xa như một số âm thanh khác, ví dụ như tiếng còi. Tiếng còi có thể nghe được từ 1 khoảng cách rất xa. Vào ban đêm ánh đèn cũng có thể phát xa hơn giọng nói, còn vào ban ngày một vật phản chiếu như tấm gương có thể gởi tia sáng đi một khoảng cách đáng kể.
Có 2 tín hiệu quốc tế báo hiệu cần giúp đỡ. Tín hiệu đầu tiên là SOS, viết tắt của cụm từ Save Our Souls. Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày không còn sử dụng bảng mã Morse nữa, nhưng nó vẫn còn được thực hành trong việc kêu gọi sự giúp đỡ trong tình trạng khẩn cấp. Nếu phát tín hiệu âm thanh bằng tiếng còi thì ta sẽ thổi 3 hồi còi ngắn (s) 3 hồi còi dài (0) và 3 hồi còi ngắn (s). Cách phát tín hiệu khác là thổi 6 hồi còi hoặc phát 6 ánh chớp đèn liên tiếp nhau cũng có nghĩa là cần giúp đỡ. Một ngọn lửa đỏ cũng báo hiệu tình trạng khẩn cấp trên biển hoặc trên núi.
Liên lạc với đội cứu hộ:
có thể nhận thấy rằng bạn có thể nghe được sự hướng dẫn qua loa từ trực thăng của đội cứu hộ trên núi hoặc một đội cứu hộ tương tự nhưng bạn lại không thể trả lời lại với họ. Có 3 cách để bạn thông báo với họ rằng bạn đã hiểu sự hướng dẫn của họ:
· Thổi 3 hồi còi nhanh liên tiếp, lập lại sau thời gian 1 phút
· Phát 3 ánh chớp đèn pin nhanh liên tiếp, lập lại sau 1 phút
· Phát lên một pháo sáng trắng
Cấp cứu
Khi cấp cứu nơi hoang dã, đòi hỏi các bạn phải có sự linh động, óc sáng tạo và một kiến thức đa dạng, vì ở đó, các bạn thiếu thốn mọi phương tiện, dụng cụ, thuốc men. Các bạn cũng vừa là cứu thương viên, vừa là y sĩ điều trị, cho nên trách nhiệm của các bạn nặng nề hơn.
* Chăm sóc vết thương:
Đừng để cho vết thương bị nhiễm trùng, đừng để cho ruồi bọ đậu vào, nhất là loại ruồi rừng (loại này không đẻ trứng mà đẻ trực tiếp ra ấu trùng là những con giòi, lớn rất nhanh, đục khoét vết thương của các bạn).
* Sát trùng vết thương:
Rửa vết thương bằng nước đun sôi để nguội với xà phòng (nếu có).
Hay với dung dịch nấu sôi: Tô mộc + Hoàng đằng + Phèn chua + nước (nếu có thể).
Hay với dung dịch: lá Trầu không còn tươi + phèn chua + nước.
Hoặc nấu nước với một trong những loại cây thuốc sau: cây Cỏ hôi, cây Sầu đâu, Chó đẻ...Đắp tươi các cây thuốc như: Dâm bụt, Ké hoa vàng (cỏ chổi), lá Móng tay, Liên kiều, Ba chạc, lá Trầu không...
* Điều trị vết thương: bằng cách đắp một trong các cây thuốc sau:
- Lá mỏ quạ tươi, bỏ cọng, rửa sạch giã nát đắp lên. Lúc đầu, rửa (bằng các dung dịch kể trên) và thay băng hàng ngày, sau 3-5 ngày, nếu thấy vết thương đã nhẹ thì hai ngày thay băng một lần.
- Lá cây Bông ổi (cứt lợn) giã nát đắp lên, vừa cầm máu, vừa sát trùng và mau lên da. Hoặc giã nát vỏ và lá Bời lời nhớt, Tơ mành, Ké hoa vàng, Hạ khô thảo, Cải trời, Chó đẻ. Rau diếp cá, Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, lá Thường sơn...
Khi vết thương đã sạch, đang trong giai đoạn phát triển tổ chức hạt nhưng không đều, cần bôi một trong các loại thuốc sau: Nghệ già, củ ráy (chóc), Dầu mè, Sáp ong...
Cầm máu
Khi bị một vết thương chảy máu, các bạn phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
* Đứt tĩnh mạch, động mạch nhỏ hay mao quản: Trường hợp này, máu chảy tràn ra ít thì vết thương tự cầm máu. Nếu máu chảy nhiều thì hãy đắp một trong những loại thuốc sau đây rồi băng ép lại:
Giã nát và đắp lên vết thương một trong các cây thuốc sau: Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, Bông ổi, Huyết dụ, Tam thất, Bách thảo sương (nhọ nồi), Bại hoại (móng rồng), Cà kheo (sừng hươu, sống đời lá rách), rau Cần (cải rừng tía), Củ chóc (bán hạ Nam, Ráy), Quế rành (Trèn trèn, Quế trèn), Tai hùm, Thài lài trắng, Tu hú trắng...Giã nát và vắt nước uống các cây: nhọ nồi, nghể...
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn cầm máu bằng các chất liệu như tóc, lông, mạng nhện, thuốc rê... tuy hiệu nghiệm nhưng không bằng dùng cây cẩu tích.



Cây cẩu tích:
Còn gọi là cây lông cu li, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ, (tên khoa học là cybotium barometz). Có nhiều ở Bạch Mã (Thừa Thiên), Đà Lạt... Các bạn hãy tìm kiếm hoặc mua một gốc cẩu tích (hình bên) rồi vặt lông tẩm cồn 90o phơi khô. Khi gặp vết thương máu ra nhiều thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh. Cây cẩu tích sẽ ra lông trở lại nếu các bạn phun rượu trắng vào gốc rồi mang để vào nơi thoáng mát.
* Đứt động mạch quan trọng: Trường hợp máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia theo nhịp tim, hoặc trào mạnh ra ngoài theo vết thương. Các bạn phải nhanh chóng sử dụng một trong những biện pháp sau:
1. Ấn chặn vết thương:
Dùng những cây thuốc và vị thuốc như đã nói trước, đắp lên vết thương, rồi dùng tay, băng hay khăn sạch ấn mạnh vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu máu chưa cầm được, hãy nâng cao phần bị thương lên càng cao càng tốt. Nếu cần thì buộc (hơi nhẹ) thêm ga rô.

2. Ấn chặn động mạch:
Là dùng ngón tay, nắm tay ấn mạnh vào động mạch, giữa vết thương và tim. Đó là những nơi mà các động mạch chính chạy chéo trên xương. Động mạch giữa ngón tay và nền xương làm máu phải ngừng chảy. ấn chận động mạch là biện pháp cầm máu tạm thời và rất hiệu nghiệm, nhưng có nhược điểm là không thể làm lâu vì mỏi tay.
* Các điểm ấn chận động mạch: (xem hình)
- Động mạch thái dương: để cầm máu đỉnh đầu.- Động mạch dưới mang tai: để cầm máu ở mặt.
- Động mạch cảnh ở cổ: để cầm máu vùng đầu.
- Động mạch dưới xương đòn: để cầm máu vùng nách và cánh tay.
- Động mạch cánh tay trong: để cầm máu từ vùng cẳng tay trở xuống.
- Động mạch ở háng và đùi: để cầm máu từ vùng đùi trở xuống.
Sau khi ấn chận động mạch, các bạn nên đắp các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt. Sau đó, nới tay ra từ từ, nếu thấy máu còn chảy thì lập tức ấn chặn trở lại.Cho uống thêm bài thuốc cầm màu có 02 vị chính là:
- Tô mộc
- Nghệ vàng
Tùy theo trường hợp mà gia thêm các vị thuốc khử ứ, hoạt huyết như Tam thất, Tóc đốt, Bồ hoàng.
3. Đặt garô (garrot):
Là một phương pháp cầm máu hữu hiệu nhưng rất nguy hiểm, cần theo dõi một cách cẩn thận khi áp dụng. Lấy một sợi dây chắc, không đàn hồi (cà vạt, khăn tay, khăn quàng...) cột một vòng quanh đùi, hay cánh tay, phía trên vết thương (giữa vết thương và tim) chừng 10cm. Dùng một cây thước kẻ hoặc một đoạn cây ngắn, nhỏ, xỏ ngang và xoắn lại. Trước khi xoắn, các bạn nên đệm vào điểm muốn nén một vật hơi cứng (viên sỏi bọc vải, khăn tay cuộn lại...) mục đích là để cho vật đó đè xuống mạch máu, khiến cho máu không lưu thông được. Các bạn xoắn cho đến khi thấy máu ngưng chảy thì dùng dây mềm cột que vào cánh tay hay đùi.
Có thể đặt ga rô với một sợi dây có tính đàn hồi (ống cao su mềm): Căng thẳng dây ra, quấn hai vòng quanh cánh tay hay chân rồi siết lại.
Nguyên tắc đặt ga rô:
- Đặt trên vết thương độ 10cm, lộ ra ngoài, dễ thấy.
- Đắp các loại thuốc cầm máu và sát trùng ở vết thương.
- Khoảng 15 phút thì từ từ nới lỏng ga rô một lần, nếu thấy máu còn chảy thì siết ngay lại.
Ghi nhớ: Ga rô chỉ nên dùng khi không còn biện pháp nào khác và phải chấp hành đúng quy định về ga rô, vì nếu không sẽ dẫn đến chết hoàn toàn đoạn chi đó, phải cắt bỏ.
Hộp thuốc cứu thương
Hộp thuốc cứu thương là thứ tối cần thiết phải có khi đi trại. Vì thế tôi xin hướng dẫn các bạn lập một hộp thuốc cứu thương như sau
Các loại bông băng, thuốc cần có ở trại, cách sử dụng:
A) Các loại băng:
- Băng cuộn: để băng các chấn thương ở đầu, ở các chi, cầm máu vết thương (phương pháp băng ép)
Băng khăn quàng: được dùng để treo tay khi bị chấn thương (gãy xương, ...), thực hiện các đường băng cơ bản (băng bàn chân, băng bàn tay, ...v.v.)
B) Các loại thuốc:
- Thuốc cảm, trị những chịu trứng cảm lạnh, nóng sốt, đau đầu. Thuốc cần có là Aspirin 81mg, Paracetamon 500mg.
- Thuốc đau bụng, trị những chịu chứng rối loạn tiêu hoá. Thuốc cần có là Smecta trị tiêu chảy. Phosphalugel trị đau dạ dày, Kremil-S trị các chứng đầy hơi, ợ nóng.
- Thuốc chống dị ứng, trị những vết ngứa, sổ mũi do dị ứng. Thuốc cần dùng Clorpheniramin 4mg trị các sổ mũi hắt hơi,Xi rô Phenergan 0,1% trị nổi mề đay.Lưu ý các thuốc chống dị ứng luôn gây buồn ngủ
- Thuốc kháng sinh, phòng nhiễm trùng khi bị các vết thương như vết cắt, vết đâm,...v.v. Thuốc cần dùng Amoxilin 500mg. Lưu ý hạn chế dùng kháng sinh nếu thật sự không cần thiết.
- Thuốc trị phòng phỏng, sẽ bôi vào các vết thương khi bị phỏng. Thuốc cần dùng Dầu mù u, Vaseline
- Thuốc tăng sức đề kháng, sẽ dùng khi cần tăng sức khoẻ những lúc làm việc quá sức. Thuốc cần dùng như Vitamin C 500mg, hoặc kẹo C ngậm
- Thuốc ngừa côn trùng đốt. Thuốc cần dùng DEP, soffel,
- Thuốc lọt nước, khử trùng. Thuốc tím
- Thuốc sát trùng, để dùng sát trùng vết thương. Thuốc cần dùng Oxy già, Alcool 900, Povidine 5%
C) Y cụ và các thứ khác.
- 1 cây kéo
- 1 cái kẹp (nhíp)
- Bông gòn
- Ống tiêm
- Sợi dây 3-5 cm dùng để làm garrot
- Vài miếng gạc vô khuẩn
- Một cái nhiệt kế
- Vài lưỡi dao cạo

Nút dây căn bản

Khái quát
Có vô số các loại nút dây khác nhau và mỗi nút dây có những đặc tính riêng và thích hợp cho một phạm vi công dụng nào đó. Một số nút dây rất thích hợp để buộc vào các vật đặc biệt như dây thừng khác, cọc, vòng khoen (ring). Những nút dây khác được tạo ra để buộc chặt quanh một vật. Các nút dây trang trí thường là các nút dây được thắt vào chính chúng để tạo ra một hình thể hấp dẫn nào đó. Chọn đúng nút dây cho một công việc đang làm là một trong những khía cạnh cơ bản nhất trong việc sử dụng nút dây thành thạo.
Học cách thắt nút dây
Một số sách, trang web, video, và các nguồn tài liệu khác sẳn có cho những ai thích thú học cách thắt các nút dây là một điều minh chứng đến giá trị của chúng đối với loài người. Trong lúc có một số người có khả năng bẩm sinh nhìn vào hình vẽ và thắt các nút dây theo các hình minh hoạ, những người khác thì cần có giai đoạn ban đầu học cách thắt nút dây qua sự hướng dẫn của những người đã từng biết các nút dây trước đó. Kỹ năng thắt nút dây thường là được truyền thụ từ những thủy thủ, Hướng đạo sinh, người leo núi, người thám hiểm hang động, chuyên gia trồng cây, nhân viên cứu hộ, người đánh bắt cá, và các nhà phẩu thuật. Sau khi đã thành thạo một vài nút dây cơ bản, những hình vẽ và hình chụp sẽ trở nên dễ nhìn hơn để theo đó mà tiếp tục công việc học thắt các nút dây khác. Học cách thắt nút dây đòi hỏi cần có kiên nhẫn và sự thực hành.
Ứng dụng
Nút dây rất cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà, vui chơi giải trí, nghiệp vụ, và công nghệ. Thậm chí những hoạt động đơn giản như chở một tải trọng nào đó từ tiệm bán đồ sắt về nhà có thể gây ra tai họa nếu thắt một nút dây vụng về. Những tài xế xe tải cần buộc ghì một tải trọng xuống có thể sử dụng nút xe tải để đạt được lợi thế cơ học. Nút dây có thể cứu được những người khám phá hang động khỏi bị sơ ý chôn vùi dưới hàng triệu tấn đất đá. Bất cứ hoạt động gì, thí dụ như đi thuyền buồm trên mặt nước hoặc leo núi trên một vách đá, việc học các nút dây đã được thử nghiệm trước khi thực hiện các hoạt động nguy hiểm này sẽ làm tăng được độ bảo vệ an toàn cá nhân. Ngoài sự an toàn, các nút dây thích hợp cũng giúp tránh phải bắt buộc cắt dây.
Nút Thuyền Chài - Nút Dẹp - Nút Ghế Đơn - Nút Thợ Dệt
Nút thuyền chài (clove hitch) là một loại nút dây thường dùng để buộc dây thuyền vào cọc trên bờ hay dùng để buộc đầu lều (cắm trại). Nó cũng được dùng như nút khởi đầu cho các nút ráp (tháp) cây.





Cách tạo nút thuyền chài
Trước tiên quấn một vòng quanh cột hay cọc với đầu dây ngắn nằm bên trên vòng dây vừa tạo. Quấn đầu dây ngắn quanh cột thêm một vòng và luồn đầu dây ngắn bên dưới vòng quấn. Kéo đầu dây xiết chặt.


Nút dẹt hay nút kép (reef knot/square knot) là một nút dây đơn giản và thông dụng, được dùng để thắt hai đầu của một sợi dây để giử chặt một vật. Nút này giống như nút ăn trộm hay còn gọi là nút đầu bò, trừ hai đầu dây ngắn ở ngay chổ thắt nằm cùng một phía (Xem hình để thấy rỏ sự khác nhau).

Công dụng
Thường thường được dùng để băng vết thương bằng vải hay là dùng để buộc dây giày. Đây là một trong các nút dây đơn giản được sử dụng thường xuyên trong Hướng đạo.
Cách thắt nút dẹt
Mỗi tay nắm giữ một đầu của sợi dây. Ðưa đầu dây trái lên trên đầu dây phải rồi luồn xuống dưới.
Ðầu dây phải đưa lên trên đầu dây trái rồi luồn xuống dưới.
Kéo 2 đầu dây chặt lại tạo thành nút dẹt.


Nút ghế đơn (bowline) là một nút dây khi tạo ra sẽ cho một vòng tròn cố định (xem hình), thường dùng khi buộc dây thừng quanh vào người hay vật mà không sợ vòng dây tuột và xiết chặt vào.
Cách thắt nút ghế đơn
Tạo một vòng tròn nhỏ xíu (hướng rất quan trọng), và luồn đầu dây tự do (ngắn) từ dưới lên xuyên qua vòng dây nhỏ, rồi vòng ra phía sau phần dây dài. Sau đó luồn đầu dây ngắn trở xuống xuyên qua vòng tròn nhỏ lần nữa.
Sử dụng
Làm một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây bị chạy tuột lên hay xuống
Dùng để kéo người từ dưới thấp lên.
Ném cho người sắp chìm dưới nước để kéo họ vào
Làm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao
Nút nối dây câu (Fisherman’s knot) là một nút dây đặc dụng dùng để nối hai sợi dây lại với nhau.
Cách thắt
Nó đơn giản là hai nút đơn, một nút đơn giữ quanh sợi dây bên phải và nút kia giữ quanh sợi dây bên trái. Xiết chặt lần lượt mỗi nút đơn. Sau đó kéo căng hai đầu sợi dây vừa được nối sao cho hai nút đơn chạy gần lại với nhau.
Sử dụng
Nó đòi hỏi một chút khéo léo để thắt và vì vậy nó thường được dùng với các loại dây vật liệu chắc chắn. Khi được buộc xong, nó khá gọn và đầu mút dây ló dài ra ở ngay nút vừa thắt có thể được cắt gọn sát vào. Những tính chất này làm nó rất hữu dụng để nối dây câu. Nó cũng có thể dùng để nối hai sợi dây trơn láng, có tiết diện không bằng nhau hoặc bằng nhau.
Nút ghế kép (Bowline on a bight) là một nút dây tạo ra một cặp vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng. Lợi ích là hai vòng tròn không bị tuột và có thể nói rằng nó dễ tháo ra.
Cách thắt
Trước tiên gấp hai phần dây thừng lại với nhau.
Tạo một vòng tròn bằng cách chồng phần đầu gấp lên trên phần dây dài.
Xâu đầu gấp qua vòng tròn vừa tạo từ dưới lên trên.
Nắm đầu gấp và kéo về phía bạn và chồng phần vòng tròn của đầu gấp từ dưới lên xuyên qua vòng tròn đã tạo lúc đầu.
Nắm phần vòng tròn đã tạo lúc đầu xiết chặt
Sử dụng
Nút dây này có thể được dùng để tạo vòng bám chân (toe hold) ở giữa dây thừng.
Làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, tiện lợi và dể chịu hơn nút ghế đơn. Mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực để giữ an toàn.


Kỹ năng truyền tin



GIỚI THIỆU:
Từ xa xưa, vấn đề truyền tin, liên lạc đã được đặt ra nhằm giải quyết những nhu cầu tin tức của con người và ngày nay khoa học đã giúp con người thông tin liên lạc thông qua các phương tiện tối tân nhất. Có thể nói: “Lịch sử truyền tin, phát tin gắn liền với lịch sử phát triển con người”. Chẳng hạn cổ xưa con người dùng: mỏ, trống, tù, khói và chim câu để nhắn tin. Ngày nay người ta dùng các ký hiệu thay chữ để ghép thành câu để thông tin cho nhau có rất nhiều hình thức, đa dạng, phong phú: gửi thư qua Bưu điện – Điện tín – Điện thoại, Fax, Internet...
Ở đây, “Truyền tin” được giới thiệu ở góc độ tìm hiểu về một số loại hình “truyền tin” trong hoạt động dã ngoại.
KHÁI NIỆM
Truyền tin là gì? Truyền tin là đem, đưa, chuyển tin đi.
Tin: Bản tin thể hiện nội dung thông báo một sự việc, một hiện tượng giữa người phát tin với người nhận tin.
Ý NGHĨA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI:
Trong những hoạt động dã ngoại, nếu đưa vào một số hình thức truyền tin như dùng: tín hiệu Morse, cờ Semafore, dấu đi đường, mật thư... thì hoạt động trở nên phong phú hấp dẫn hơn., sinh động hơn. Ngoài ra, các loại hình truyền tin đã nói ở trên cũng là công cụ giúp các em thiếu nhi rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận, óc suy luận.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHI TRUYỀN TIN BẰNG TIẾNG VIỆT:
Khi sử dụng một số loại hình truyền tin, thì các con chữ đều được mã hoá thành tín hiệu tùy hình thức, hoặc là Morse; hoặc Semafore; hoặc Mật Thư... Nhưng Tiếng Việt có đặc điểm riêng là có dấu mũ; dấu thanh. Vì vậy cần phải biết các qui ước sau:
1. Cách viết “dấu mũ”:
 = AA
Ô = OO
Đ = DD
Ê = EE
Ă = AW
Ơ = OW
Ư = UW
ƯƠ = UOW
2.Cách viết “dấu thanh”:
Dấu sắc: S (/)
Dấu huyền: F (\)
Dấu hỏi: R (?)
Dấu ngã: X (~)
Dấu nặng: J (.)
3. Cách viết tắt:
PH = F; QU = Q; GI = Z
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI:
1. Morse: Là tên của một người Mỹ (Samuel Simpypruse. Morse) vào năm 1837 đã phát minh ra 1 dạng, 1 bộ biệt mã về chấm và gạch theo vần Alphabe, khi mở ngắt dòng điện sẽ gây lên những tín hiệu “tích te”, xếp các tín hiệu này với nhau chúng ta được một bản tin hoàn chỉnh.
2. Phương tiện để phát tín hiệu Morse: Ta có thể dùnh các phương tiện: còi, đèn, cờ, khói... Nói tóm lại, ta có thể dùng bất cứ phương tiện gì để thể hiện được tín hiệu ngắn - dài của hệ thống Morse.
3. Cách viết, ghi nhận lại tín hiệu Morse:
Ta dùng bất cứ ký hiệu nào để thể hiện được tiếng phát tích - te của Morse nghĩa là 1 âm phát dài, 1 âm phát ngắn. Ví dụ:
Tiếng Te (dài) = _ ; hoặc.
Tiếng Tíc (ngắn) =. ; hoặc.
Bảng Morse theo mẫu tự Alphabet:
A. _
B _...
C _. _.
D _..
E.
F.. _.
CH _ _ _ _
G _ _.
H....
I..
J. _ _ _
K _. _
L. _..
O _ _ _
P. _ _.
Q _ _. _
R. _.
S...
T _
U.. _
V... _
W. _ _
X _.. _
Y _. _ _
Z _ _..
Tín hiệu Morse về chữ số:
1. _ _ _ _
2.. _ _ _
3... _ _
4.... _
5.....
6 _....
7 _ _...
8 _ _ _..
9 _ _ _ _.
0 _ _ _ _ _
Qui ước dấu:
AAA: Dấu chấm
MIM: Dấu phẩy
IMI: Dấu hỏi
OS: Hai chấm
THT: Gạch đầu dòng
DN: Gạch ngang phân số
UNT: Gạch dưới
KK: Mở ngoặc đơn
Qui ước khi liên lạc:
Cho người phát tin
Bắt đầu: AAA / NW / NK / AG
Cải chính: GHE
Ngưng một lát: AS
Kết thúc: AR (3 lần)
Chú ý: T (dài)
Tôi xin ngừng: XX
Khẩn: DD
Bỏ, đánh lại chữ đó: HH / EEEEEEEE (8 chữ E)
Cho người nhận tin
Sẵn sàng nhận: K / GAK
Đợi một chút: AS
Xin nhắc lại: IMI (không hiểu)
Đã hiểu: E
Phát lại từ: FM
Đã hiểu bàn tin: VE
Xin đánh chậm lại: VL
Xin nhắc lại chỗ dấu: QR
Xin nhắc lại toàn bộ bức điện: QT
Những nội dung đã nhận không có nghĩa: OS
Tín hiệu đặc biệt:
Hãy cứu chúng tôi: SOS (SOS là chữ viết tắt của Save Our Souls)
4. Lưu ý khi truyền tin bằng Morse:
Người phát tín hiệu phải:
Nếu dùng còi phải thổi rõ ràng, từng tiếng đúng nhịp độ, trường độ, cách mỗi chữ là 1 nhịp và cách 1 từ là 2 nhịp.
Nên chọn nơi đầu gió để phát tin.
Thuộc bảng dấu chuyển vào bảng Việt mã.
Thổi còi dài và phát sóng lâu với âm Te.
Thổi còi ngắn và phát sóng nhanh với âm Tíc.
Phát tín hiệu theo các cụm âm của từ phải dứt khoát, rõ ràng, chọn vị trí phát thích hợp nhất.
Trước khi phát tín chính thức phải phát đúng trình tự và chờ bên nhận phát lại tín hiệu (K).
Hết bản tin phải phát tín hiệu (AR) để báo cho người nhận biết.
Người nhận tín hiệu phải:
Thuộc bảng Việt mã và bảng chuyển dấu.
Vị trí nhận tin hợp lý để nhận rõ bản tin.
Hết cụm từ nên chấm, phải để định tin cho chính xác.
Trong lúc nhận cần tập trung, không lập lại tín hiệu (không phát ra âm thanh tín hiệu Morse).
5.Cách học thuộc tín hiệu Morse:
Học theo hệ thống tháp Morse:

Khởi đầu bằng Te: Là nhánh trái
Khởi đầu bằng Tic: Là nhánh phải
Học theo bảng chữ đối xứng:
Gồm 6 bảng, được chia ra như sau:
Bảng 1: Gồm 8 chữ
E. T _
I.. M _ _
S... O _ _ _
H.... CH _ _ _ _
Bảng 2: Gồm 6 chữ
A. _ N _.
U.. _ D _..
V... _ B _...
Bảng 3: Gồm 6 chữ
R. _. K _. _
L. _.. Y _. _ _
F.. _. Q _ _. _
Bảng 4: Gồm 4 chữ
G _ _. W. _ _
P. _ _. X _.. _
Bảng 5: Gồm 3 chữ
C _. _. J. _ _ _ Z _ _..
Bảng 6: Gồm 10 số
1. _ _ _ _
2.. _ _ _
3... _ _
4.... _
5.....
6 _....
7 _ _...
8 _ _ _..
9 _ _ _ _.
0 _ _ _ _ _
___________________
.net

Các loại lều trại
















Kỹ năng về lều trại



Dựng lều - Đất trại
LỀU TRẠI:
I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
- Lều có nhiều công dụng trong hoạt động dã ngoại của thanh niên chúng ta, nhất là phải sinh hoạt qua đêm, vừa là nhà vừa là nơi hội họp, sinh hoạt. Do đó hội thi dựng lều nhanh, trang trí lều đẹp... cũng là một trong những nội dung lớn và không kém phần hấp dẫn khi đi trại.
- Lều có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Cách dựng cũng đa dạng tùy thời gian và tính chất sử dụng, tạm chia thành hai dạng sau đây:
+ Lều đặc dụng: gồm có các loại lều dùng cho chữ thập đỏ, cho các đoàn thám hiểm, các đoàn khảo sát địa chất các loại lều này cách dụng của nó phải theo qui trình của người thiết kế.
+ Lều bạt: thường có 2 mái, 2 cửa ra vào, thời gian sử dụng ít ngày, là nơi trú tạm cho nên cần phải thực hiện nhanh, mang vác gọn nhẹ, dễ tháo gỡ.
II/ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CỦA LỀU BẠT VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ:
II-1/ Tấm lều:
- Chất liệu: thường là tấm nhựa, vải, ny-lon.
- Hình dáng: hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Kích thước: lớn hay nhỏ lệ thuộc vào số người ở trong đó. Thí dụ: 3m x 4m có thể ở từ 5-7 người, 4m x 6m có thể ở 8-10 người.
- Công dụng: tạo thành hai mái che cho lều để che nắng, gió, mưa...
II-2/ Tấm trải (tấm bạt):
- Chất liệu: nhựa, vải, nylon, chiếu, đệm, giấy.
- Hình dáng: tương đương với tấm lều.
- Công dụng: dùng để trải dưới tấm lều.
II-3/ Cột chính:
- Vật liệu: có thể bằng sắt, nhôm, thép... nhưng để tiện cho việc di chuyển nên thường sử dụng bằng tầm vông vừa nhẹ vừa bền. Mỗi lều bạt phải có từ 2 cột chính trở lên. Nếu vùng đất trại có nhiều cây thì ta có thể tận dụng cây rừng ở đó thay cho cột lều cũng được.
- Kích thước: chiều cao của cột lệ thuộc vào kích thước của tấm lều, nếu tấm lều là 3m x 4m thì chiều cao của cột phải từ 1,6m -1,8m; nếu tấm lều là 4m x 6m thì cột phải 1,8m-2,0m.
- Công dụng: cùng với tấm lều tạo không gian cần thiết cho việc trú ngụ và sinh hoạt trong lều.
II-4/ Cọc phụ:
- Vật liệu: sắt, thép, nhôm, gỗ... Lệ thuộc vào địa hình nơi dựng lều. Cũng có thể là một gốc cây, 1 cục đá, 1 rễ cây... mỗi lều bạt phải có từ 6-8 cọc.
- Hình dáng và kích thước: có một đầu nhọn để đóng xuống đất, 1 đầu bằng để làm điểm tựa cho búa đóng, nếu đất có độ rắn cao thì mỗi cọc phải từ 20 - 30cm, nếu độ rắn ít thì 30 - 40cm, nếu là nền xi-măng thì có thể dùng cọc bằng đinh 10- 15cm, nếu là nơi bãi biển thì nên dùng cọc gỗ dài hơn 40cm hoặc có thể sử dụng cọc chùm.
- Công dụng: giữ cho lều được cố định mái, trên các đầu cột chính thông qua các dây lều.
II-5/ Dây cột lều:
- Vật liệu: dây nylon, nhựa, bố thông thường hay sử dụng dây dù, nhưng dây phải có đủ độ bền, độ chịu lực cần thiết trong suốt thời gian sử dụng lều. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: Dây dù dẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon... tuyệt đối không dùng dây kẽm hay dây loại nhỏ khó nhìn thấy, trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.
- Số lượng dây bằng số lượng cọc. Dây chính dài khoảng 14m, dây phụ dài khoảng 1,8m - 2m.
II-6/ Búa đóng cọc:
- Vât liệu: có thể dung búa gỗ nhưng nên dung búa sắt có 1 đầu bằng để đóng, 1 đầu bền dùng để chặt, phát quang, tạo cọc...
II-7/ Cuốc, xẻng:
- Rất thiết thực khi đi trại như dọn đất trại, đào hố xí, hố nước, rãnh thoát nước, đắp nền trại... nên sử dụng cuốc đa dụng.
Tóm lại: để quá trình dựng lều được nhanh, chắc, đẹp, bền và đúng kĩ thuật, các bạn phải có ít nhất các vật dụng kể trên.
III/ TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:
Để dựng được lều nhanh, gọn các bạn nên tuân thủ các bước sau đây:
III-1/ Chọn đất:
- Nếu đất trại do ban tổ chức qui định thì phải tự khắc phục những hạn chế đã có như: vệ sinh, phát quang, nhặt sỏi đá trước khi dựng lều.
- Nếu đất trại do tự chọn thì nên chọn đất có các điều kiện sau:
+ Bằng phẳng, cao ráo.
+ Không kiến, sỏi, mảnh vụn.
+ Không quá gần cây cao.
+ Phải thoáng gió nếu mùa hè và kín gió nếu mùa đông.
+ Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).
+ Gần lều ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.
+ Phải có nơi tiện lợi cho bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp...
III-2/ Chọn hướng lều:
- Mỗi lều bạt có 2 cửa, tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng dẫn sau đây:
+ Hướng do ban tổ chức quy định.
+ Hướng về cột cờ trại (nếu có).
+ Hướng về lều ở của ban tổ chức.
+ Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.
- Nếu ban tổ chức không qui định, cho tự chọn thì nên:
+ Nên tránh gió (nếu mùa lạnh), đón gió (nếu mùa hè).
+ Nên tránh nắng (nếu mùa nóng), đón nắng (nếu mùa lạnh).
III.3/ Dựng lều:
à dây cột à cọc phụ à sắp xếp cột chính à trải lều àTrải bạt
Với đội hình 8 người:
1. Trải tấm bạt.
2. Căng dây chính thẳng theo hướng đã chọn.
3. Trải tấm lều.
4. Đặt 2 cột chính trùng dây chính, vị trí 1 và 2 cột cứng bằng nút thuyền chài vào đầu gậy chính; bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đồng thời cột nút thuyền chài vào bốn góc lều và làm nút tăng đưa.
5. Vị trí 1, 2, A1, A2 cùng với bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đánh dấu và đóng cọc. A1 và A2 phải thẳng hàng nhau. (xem hình)
6. Vị trí 1 và 2 dựng gậy chính thẳng góc với mặt đất, Vị trí A1, A2 kéo căng dây chính sao cho lều thẳng sau đó khoá lại.
7. Bốn vị trí B1, B2, B3, B4 kéo căng dây. Vị trí 1 và 2 canh chỉnh lều cho cân đối không bị chùng, sau đó tất cả các vị trí khóa lại.
8. Đào rãnh thoát nước
9. Trang trí.
Với đội hình 2 người:
Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác:
1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.
2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây chính buộc vào.
3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B2 (hai bên cột số 1) và kéo dây buộc vào.
4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.
5. Trại sinh Y đóng cọc A2 và kéo dây chính buộc vào.
6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B3, B4 (hai bên cột số 2) và kéo dây góc lều buộc vào.
7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút.
Lưu ý:
- Các cọc phải đóng nghiêng 450 so với mặt đất và phải hướng vào tâm lều. Nếu gặp cọc lớn, ngắn và gặp đất cứng, ta có thể đóng vuông góc với mặt đất. Nếu đất quá mềm ta có thể đóng thêm cọc phụ để khóa lại.
- Các cọc phải được đóng sát đất và lấp lại (nếu cọc sắt) để tránh thương tích.
- Vị trí A1, A2, 1, 2 phải thẳng hàng với nhau.
- Các cọc B1, B2, B3, B4 tạo thành hình chữ nhật quanh lều.
- Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất.
- Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dưng lều xong vì lúc này chỉ mới cột dây tạm.
- Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng cột chính.
- Khi lều thẳng xong thì các cọc phụ phải đóng sâu xuống đất (tránh va vấp), các dây cột xong phải thâu lại cho gọn đẹp.
Tiêu chuẩn của một cái lều:
- Thao tác nhanh chóng; dễ dựng, dễ sửa, dễ dọn.
- Buộc đúng nút dây.
- Có mỗi dây căng cho một cọc lều.
- Mái lều căng thẳng, không bị chùng, không nếp nhăn.
- Các vị trí cọc phải ngay hàng thẳng lối.
- Cân đối, đẹp mắt.
- Có rãnh thoát nước.
III-4/ Đào rãnh thoát nước, vệ sinh, trang trí lều:
- Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm lấy có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10 – 15cm, rộng 20cm.
+ Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên trong lều.
+ Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều.
+ Nếu đất bằng phẳng, thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước.
+ Nếu đất dốc, thì chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí.
* Lưu ý: Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp.
- Vệ sinh: cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát quang cây cỏ xung quanh lều tránh rắn, rết, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...
- Trang trí: ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí trại như: phải làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác... nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào...
III-5/ Tháo và xếp lều:
Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng.
+ Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh.
+ Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều)
+ Đóng cửa lều (nếu lều có cửa)
+ Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên.
+ Tháo dây chính và nhổ hai cọc đầu lều.
+ Xếp hai cửa lều vào giữa, gấp các riềm vào trong.
+ Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có).
+ Dùng dây bó chặt lều lại.
* Lưu ý:
Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không lều sẽ dậy mùi, ẩm mục. Khi đem cất, nên tháo tất cả các dây cột cũng như đồ trang trí.
IV/ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ KHI DỰNG LỀU:
1/ Căng mái lều:
- Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng thóm và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn... trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây hoặc dùng một cái tăng-đưa bằng gỗ.
- Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng.
2/ Cọc lều bị nhổ bật lên:
- Trường hợp gặp đất mềm, cọc hay bị nhổ bật lên khi ta căng dây, ta hãy chèn thêm đá.
- Khi cắm trại ở bờ biển, ta không tìm ra đá, thì hãy đóng thêm các cọc phụ hoặc hàng cọc neo.
3/ Muốn nâng cao cọc lều:
- Xác định vị trí của chân gậy, ta cắm một vỏ chai hay ống tre có mắt ở giữa. Nếu cột bị lún, ta đập vỡ 1/2 nửa trên của chai rồi úp ngược xuống, hoặc úp một cái tô xuống đất để làm chân đế.
4/ Nước chảy vào hai đầu võng:
- Khi ta nằm võng dưới lều, nước mưa thường chảy theo hai đầu dây treo võng làm ướt lưng. Nếu muốn khắc phục, bạn chỉ cần mua hai khoen sắt (cỡ vòng đeo tay), cột ở hai đầu võng. Nước chảy đến khoen sắt sẽ tự nhỏ hết xuống đất.
5/ Nước chảy vào trong lều:
- Khi chúng ta sử dụng hai gốc cây thay thế hai gậy để căng lều, nếu trời mưa, chắc chắn nước sẽ theo dây rồi chảy vào lều, các bạn dùng một sợi dây ngắn, cột trên sợi dây căng lều (gần phía lều) nước sẽ nhỏ theo dây ngắn đó mà không chảy vào lều.
6/ Mái lều bị dột:
- Mái lều của bạn làm bằng vải thấm nước, nếu mưa lớn sẽ bị dột. Để khỏi bị ướt đồ đạc, các bạn đính vào chỗ dột một sợi dây, đầu dây cột một cục đá nhỏ, bỏ vào trong một cái tô hay một vật chứa nước. Nước dột sẽ theo sợi dây chảy vào trong tô.
7/ Góc lều không có khuy cột:
- Khi chúng ta sử dụng những tấm bạt hoặc drap để làm lều, thì ở góc không có khuy đồng để xỏ dây, ta có thể làm như sau: túm góc bạt quanh một viên sỏi tròn (không dùng đá sắc cạnh sẽ làm sờn rách vải) dùng dây làm nút thòng lọng để buộc góc bạt.
8/ Cọc nhổ không lên:
- Trước khi ra về, chúng ta phải nhổ tất cả các cọc lều để khỏi gây tai nạn cho người đến sau. Trường hợp đất cứng hay cọc đóng quá sâu không nhổ lên được, chúng ta dùng phương pháp đòn bẩy như hình 14.
* Lưu ý:
- Phải dựng lều đúng trình tự như trên, vì như thế dựng lều sẽ được nhanh, đúng kĩ thuật, lều sẽ chắc chắn... và cũng thật nhanh khi tháo gỡ.
- Nếu lều bị chùng do quá cũ nên khắc phục bằng cách làm gậy phụ.
Khi cột nút dây nên cột nút “sống” để dễ tháo, dây chỉ nên rút gọn lại, cọc phải luôn đóng sâu dưới đất, khi hết sử dụng phải nhổ lên tránh va vấp cho người khác.
- Nên bố trí đồ dùng cá nhân trong lều đúng nơi qui định. Thí dụ: giỏ xách thì để xung quanh lều, dép giày để bên ngoài cửa lều, khoảng giữa lều để sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Dựng Lều Trại
Muốn may lều,trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10.
Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt.
Gọn và nhẹ nhất là dùng vải nylong dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt nylon có sọc,...
Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetated’alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vào vải rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước.
Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất.
Loại này về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát.
Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nón, chúng ta nên dằn thêm một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta hay đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều.
Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta là: lều dành cho bao nhiêu người. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại này kích thước tương ứng với cột lều 1,60m.

Ghi chú: Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng.
Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở 2 đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa.
VỊ TRÍ DỰNG LỀU:
- Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.
- Chọn nơi đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.
- Tránh hướng gió thốc vào lều.
- Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.
- Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về sẽ trở tay không kịp.
- Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các Đội độc lập.
Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, các bạn phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.
Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, nên các bạn phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng.
* Với đội hình 8 người:
- Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo. Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định.
- Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc để căng nóc lều. Hai cọc này đóng cách chân cột lều 1m60 (tương ứng với chiều cao của lều). Kéo thật căng dây lều và cột bằng nút quai chèo (hay nút căng lều, nút một vòng hai khóa),...
- Bốn trại sinh đang đứng ở 4 vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột bằng nút căng lều (tendeur) (hoặc nút quai chèo hay một vòng 2 khóa). Phải kéo góc 45* cho mái chèo thật căng.
- Bốn trại sinh đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.
Lưu ý:
- Các cọc phải đóng 45* nghiêng ra phía ngoài.
- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo thành một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều.
- Hai cột lều 1, 2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng.
- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45*.
- Tiêu chuẩn đặt ra là dựng mỗi cái lều không quá 5 phút.
* Đội hình hai người:
Với 2 trại sinh X và Y ta lần lượt thao thác:
- X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.
- Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào.
- Y lần lượt đóng các cọc B1 và B3 kéo dây buộc vào.
- X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.
- Y đóng cọc A2 và kéo dây buộc vào.
- Y lần lượt đóng các cọc góc B2 và B4 kéo dây buộc vào.
- X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng cái lều trong vòng 10 phút.
* TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CÁI LỀU:
- Thao tác nhanh chóng.
- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn.
- Buộc đúng nút dây.
- Cân đối, đẹp mắt.
- Có rãnh thoát nước.
* CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT:
Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng.
Dây: thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo,... nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: dây dù đẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon,... tuyệt đối không dùng dây kẽm hoặc dây loại nhỏ khó nhìn thấy vì trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.
Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre, gỗ, sắt théo tự chế,... Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu là có một bộ cọc tốt

Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều để không hở chân lều lên vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy thấp quá. Thường thì chúng ta sử dụng gậy 1m60 cho lều đội.
Dùi cui (vồ): đây là một vật dụng mà cái trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui, hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác thì khó mà hoàn thành nhanh được.
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẻo cán cho vừa tay cầm.
Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc, xẻng hay cuốc chim để đào rảnh thoát nước.





Kỹ Năng Nấu Nướng Ở Trại


I. Nấu nướng khi ở trại
Nấu nướng ở trại không dễ như nấu ở nhà. Nắng gió, mưa, củi ẩm, bếp ướt... Đi trại dài ngày mà trong những ngày mưa gió nếu không có một căn bếp đàng hoàng, thì đầu bếp có giỏi cũng đành bó tay.
Trước tiên, căn bếp phải có thứ tự và sạch sẽ. Vật nào chỗ đó; củi khô xếp cạnh bếp. Chén, bát, nồi niêu, soong, chảo... thực phẩm và gia vị, phải có giàn cao và che đậy cẩn thận. Nếu trại ngắn ngày thì chúng ta làm bếp tạm, nhưng nếu dài ngày thì làm bếp đứng cho tiện nghi và thoải mái, như thế chúng ta không quá vất vả khi nấu nướng.
Nấu nướng ở trại, chúng ta phải nhớ: không cần phải bày biện nhiều món, tỉa bông tỉa hoa, xào nấu như tiệc tùng đình đám, nhưng cũng không nên cho trại sinh ăn uống quá kham khổ. Thức ăn phải ngon, bổ, rẻ, giản dị, dễ làm, phù hợp với nguyên vật liệu và gia vị mà chúng ta mang theo, nhất là phải biết đổi món cho ngon miệng và dễ tiêu hóa.
Lưu ý khi nấu cơm:
Trong mười lần ăn cơm trại thì hết chín lần cơm không đạt tiêu chuẩn vì những lý do sau:
+ Ở trại, củi ẩm ướt, gió nhiều nên lửa không đều, lúc nóng lúc không, nên cơm dễ bị sống.
+ Gạo do trại sinh góp, nên không đồng nhất, do đó khó nấu hơn một loại gạo như ở nhà.
+ Trại sinh hay nổi lửa lớn để kịp thời gian ấn định, nên cơm thường khê.
+ Trại sinh hay sốt ruột, mở nồi ra xem và ngoáy nhiều, nên cơm bị đổ lông và nhão.
+ Không quen ước lượng gạo để nấu cho nhiều người ăn, nên thường bị bung nắp nồi.
Trại sinh nào khắc phục được những trở ngại trên, để có thể nấu được những nồi cơm đạt tiêu chuẩn, thì thật xứng đáng là dân đi trại chuyên nghiệp.
Tiểu xảo - Mẹo vặt:
Ngoài những công thức để chế biến thức ăn, chúng ta cũng cần biết một số tiểu xảo, mẹo vặt về nấu nướng, để khắc phục những sự cố nhỏ trong khi làm bếp.
Ghi nhớ:
+ Các món hầm, luộc, canh, súp... có thể nấu trước hay cùng lúc với nồi cơm.
+ Các món chiên, xào... làm sau khi “rế” cơm.
+ Thịt heo thì phải xào nấu thật chín, nhưng thịt bò thì xào tái.
+ Nấu lạt dễ điều chỉnh hơn nấu mặn.
Muốn thịt mau mềm:
- Cho vào nồi thịt hầm một chung rượu trắng, hoặc một cục nước đá.
- Bỏ một ít đu đủ xanh vào nồi thịt.
- Một vài miếng thơm (dứa) cũng làm thịt mau mềm.
- Gói thịt vào lá đu đủ (đã đập dập sống), hơ trên ngọn lửa cho nóng ấm. Sau đó đem ra thái mỏng, rồi xào, nấu.
- Ngâm thịt vào nước ấm có mủ đu đủ độ vài tiếng trước khi xào nấu.
Muốn cá không bị nát: Nhúng cá (đã được làm sạch) vào nước ấm trước khi chiên hoặc kho, thịt cá sẽ dẽ, không nát.
Cá chiên không dính chảo: Cá làm sạch, để vào rá, tẩm sơ một ít bột mì hoặc rắc muối bọt, xóc đều. Cho cá vào chảo mỡ nóng, dùng xạn (hay đũa) xê dịch con cá vài cái rồi để nằm yên, cho tới khi vàng bên này mới trở qua bên kia.
Luộc rau chín mà vẫn xanh: Để nước thật sôi, cho vào tí giấm, chanh hay muối rồi mới nhúng rau vào, không đậy nắp, rau sẽ chín mà vẫn xanh.
Muối chua: Bạn nên học cách muối chua một số rau cải, củ, trái... những thực phẩm này để được lâu, ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa.
Cơm khét: Ra lửa ngay, mở vung bỏ vào nồi cơm vài cục than còn cháy đỏ, đậy vung lại sẽ bớt mùi khét.
Cơm nhão: Mở nắp vung để rẩy mồ hôi đọng trên vung nhiều lần. Khi cơm chín, xúc ra rá để cho bốc hơi, sẽ bớt nhão phần nào.
Cơm sống: Cho vào một ít nước sôi, xới lên, đậy nắp vung thật kín. Gắp than cháy hồng bỏ lên trên nắp vung. Cơm sẽ chín đều.
Công dụng của nước vo gạo:
- Rửa chén đũa không cần xà bông
- Cá khô sẽ bớt tanh và mặn nếu được rửa bằng nước vo gạo
- Rửa cá tươi với nước vo gạo cũng sẽ bớt tanh
- Khoai mì sẽ trắng nếu được ngâm trong nước vo gạo
Cách chùi soong chảo: Trước khi nấu, bôi nhiều lớp xà phòng ở mặt ngoài nồi, soong, chảo... Khi rửa, bạn chỉ cần dùng giẻ ướt chùi sơ qua soong nồi sạch sẽ như mới.
Đồ hộp: Đối với các đồ hộp có thể ăn liền như: Gà càri, gà nấu đậu, thịt bò, thịt heo, hamburger, cá sốt cà chua... Muốn ăn nóng, chúng ta không nên mở hộp đổ vào soong để hâm nấu lại, mà hãy nấu một nồi nước và bỏ các hộp vào (như chưng cách thủy), để sôi khoảng 10-15 phút (bên trong hộp sẽ nóng khoảng 60-70 độC không làm hủy hoại sinh tố có sẵn trong thức ăn). Sau đó mở hộp ra ăn ngay, vừa nóng vừa ngon mà vẫn bổ dưỡng.
II. Bốn cách phòng tránh côn trùng khi đi dã ngoại
Mùa hè là thời điểm thích hợp cho việc vui chơi, dã ngoại cùng nhiều hoạt động ngoài trời khác. Song cùng với đó là nỗi ám ảnh về những dị ứng như ngứa ngáy, sưng phồng, đau nhức... có thể gặp phải do vô tình tiếp xúc với các loại côn trùng. Tuy nhiên, chỉ với các phương pháp đơn giản sau đây, bạn đã có thể vứt bỏ những nỗi ám ảnh đó để tận hưởng một mùa hè tuyệt vời ở bất cứ nơi đâu bạn đến.
1. Chuẩn bị “mặt nạ” cho cơ thể
Hãy nghĩ đến các loại kem bôi, nước hoa... có tác dụng bảo vệ bạn khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với các loại côn trùng. Các hoạt chất này khi được sử dụng sẽ tạo ra một môi trường vô hình cách ly cơ thể khỏi sự nhận biết của các giác quan của côn trùng, thậm chí một số chất có thể gây ra những mùi hương phản cảm với côn trùng. Do vậy, khi đó bạn sẽ trở nên vô hình đối với chúng. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến những phản ứng của cơ thể đối với các loại kem bôi, nước hoa... đó. Nếu cơ thể bạn dị ứng với các chất trong thành phần của chúng thì tốt nhất là không nên sử dụng, tránh cho cơ thể những phiền toái khi tiếp xúc với các hoạt chất đó. Bạn cũng cần quan tâm đến thời gian tác dụng của chúng khi sử dụng, tránh tình trạng cơ thể bị mất tấm màn bảo vệ trong khi bạn vẫn thả mình vào các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, không nên để các loại kem bôi, nước hoa dính vào mắt, mũi, miệng và các vết thương hở trên cơ thể, bởi chúng có thể gây ra đau nhức cũng như các tác dụng phụ không mong muốn. Nói chung, các loại mặt nạ cho cơ thể đều có tác dụng tốt đối với các loài côn trùng nhỏ, tuy nhiên dường như chúng không thật sự có tác dụng đối với các loài ong! Bạn nên xem xét tận dụng việc ngụy trang cơ thể, đặc biệt khi bạn ở gần các khu vực ẩm ướt, cây cối rậm rạp.
2. Trang phục
Không nên sử dụng trang phục quá chật bởi một số loài côn trùng như muỗi sẽ dễ dàng tiếp xúc với làn da của bạn. Màu của trang phục cũng không kém phần quan trọng. Rất nhiều loài côn trùng sẽ nhận biết và tấn công bạn nếu như có sự tương phản lớn giữa màu da và màu trang phục bạn đang mặc. Do vậy, nếu bạn có làn da trắng thì nên sử dụng trang phục sáng màu. Ngược lại, nếu làn da của bạn hơi nâu sậm thì tốt nhất nên sử dụng những trang phục tương đối tối màu. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm tới môi trường nơi bạn đến, vì một sự nổi bật trong trang phục của bạn sẽ càng kích thích côn trùng nhiều hơn. Cuối cùng, đôi tất cũng cần được bạn quan tâm. Một số loài côn trùng rất nhạy cảm với mùi từ đôi chân của bạn. Do vậy, bạn nên sử dụng loại tất có thể thấm hút nhanh mồ hôi, khô thoáng để tránh gây mùi kích thích côn trùng.
3. Phương tiện chiếu sáng
Trong những buổi dã ngoại hay bữa tiệc ngoài trời, bạn nên chuẩn bị thêm nến, đèn cũng như những vật dụng chiếu sáng cần thiết khác. Khi màn đêm buông xuống, hình ảnh lung linh của ngọn nến sẽ càng làm không gian thêm lãng mạn. Hơn nữa, với một số loại nến như loại nến được chiết xuất từ dầu sả, không chỉ có tác dụng của một ngọn nến đơn thuần mà nó còn giúp tạo ra mùi hương ngăn cản côn trùng xâm nhập không gian của bạn. Khi sử dụng, bạn không nên đặt các ngọn nến tập trung vào một chỗ mà nên đặt chúng cách nhau khoảng 5m và theo vòng tròn. Như vậy sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
4. Nên chuẩn bị một chiếc quạt
Với một chiếc quạt, bạn không chỉ có thể xua tan cái nóng bức của mùa hè mà còn có thể bảo vệ bạn tránh tiếp xúc với các loại côn trùng có hại. Với kích thước nhỏ bé, chắc chắn côn trùng sẽ không thể nào có đủ sức để tiếp cận với làn da của bạn.
____________________________
Chuẩn bị bếp trại
Trong các cuộc cắm trại, chúng ta đều sử dụng cây khô làm củi và bếp tự tạo để nấu nướng. Tuy nhiên nếu có thể, chúng ta cho trại sinh dùng bếp gaz, hay lò dầu trong trường hợp cần nấu nhanh như trà, cà phê... hoặc cần nước sôi để sát trùng y cụ... nhưng các bữa ăn chính thì phải dùng bếp củi.
Chọn nơi làm bếp: Việc chọn và chuẩn bị nơi làm bếp, chúng ta phải lưu ý một số điểm sau:
- Bếp phải gần nơi lấy củi
- Đất trại thích hợp với loại bếp nào
- Thời gian sử dụng bếp
- Che mưa, nắng, gió
- Phát quang chỗ làm bếp, tránh tàn cây và gốc cây
- Dọn sạch các vật dễ bắt lửa
Lưu ý:
Nếu làm bếp trên đám cỏ tươi, hãy lột lớp cỏ để nơi ẩm mát, xong mới đào đất hay thiết kế bếp. Khi hết sử dụng bếp, ta lấp lại rồi đặt cỏ tươi lên đó, tưới ít nước nó sẽ sống lại. Trường hợp đất quá ẩm ướt, hãy lấy cành cây hay vỏ cây mà lót trước khi đặt bếp lên. Khi làm bếp trên nền xi măng, hãy lót đất, cát trước vì sức nóng có thể làm nứt hư nền xi măng.
Các kiểu bếp tham khảo: Bếp rất đa dạng, mỗi kiểu đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Tùy thời tiết, thế đất, dụng cụ, vật liệu... mà thiết kế loại bếp cho thích hợp. Dưới đây là một số kiểu bếp để chúng ta tham khảo.
Bếp gọng sắt: Đây là kiểu bếp gọn nhẹ và tiện lợi nhất, với 3 gọng sắt này, bạn có thể sử dụng trên mọi loại đất, cát, nấu bất cứ loại nồi lớn nhỏ nào cũng được (chỉ cần dùng sắt 6 ly là được).
Bếp mini: Nếu bạn chỉ cần pha trà, cà phê... hoặc bạn đi trại một mình, nấu nướng ít, bạn có thể chế tạo một bếp mini đơn giản bằng các cách sau:
1/ Dùng một lon kim loại có nắp đậy, đục 4 lỗ trên nắp lon, xâu 4 tim đèn vào 4 lỗ đó. Nấu các vụn của đèn cầy hoặc paraffine đổ vào, để nguội, các bạn đã có một bếp mini.
2/ Lấy 4-5 tờ nhật báo cuộn tròn lại, cột từng khúc như bánh tét, rồi cắt từng đoạn ngắn (vừa bỏ vào lon). Nấu paraffine hay đèn cầy đổ vào lon như trên.
Dùng một miếng thiếc cắt theo như hình bên. Khi không dùng thì tháo ra xếp gọn, khi cần thì chồng lên nhau thành kiềng để đặt ca hay lon lên nấu.
Trong khi nấu, các bạn có thể bỏ bếp mini vào trong một lon nước lạnh lớn hơn (để làm nguội).
Nhóm lửa và bảo quản củi:
Ở nhà, chúng ta có củi khô, có đầy đủ chất dẫn lửa, kín gió... thì nhóm một bếp lửa củi chẳng khó khăn gì (nhiều trại sinh không biết nhóm lửa như thế nào vì gia đình xài bếp gas hay bếp điện). Nhưng ở ngoài thiên nhiên thì khác: củi ẩm ướt, mưa gió, chất dẫn lửa tồi... Cho nên để có một bếp lửa thì nước mắt nước mũi ràn rụa.
Mồi lửa: Hãy dùng rơm, lá thông hoặc giấy, vỏ cây, trái gòn, các cây có chất dầu chẻ nhỏ... để làm vật dẫn lửa. Sau khi có chất dẫn lửa rồi, ta dùng những cành khô thật nhỏ (cỡ bằng que diêm). Sắp thành hình tháp hay hình nón, trên đó chúng ta sắp thêm các cành cỡ bằng ngón tay, đoạn nhóm lửa cho cháy đượm lên, ta mới chất củi vào.
Với cách này chúng ta chỉ cần 1-2 que diêm là có thể nhóm được một bếp lửa.
Trường hợp có gió to, ta nên theo hướng gió mà nhóm lửa. Củi ẩm thì để dưới gió. Lưu ý đừng để tàn lửa gây nên hỏa hoạn, nhất là cháy rừng.
Bảo quản củi: Trong những kỳ trại dài ngày, chúng ta phải biết dự trữ và bảo quản củi cho đủ dùng.
- Chọn củi khô và nhỏ
- Che mưa và sương ẩm
- Nếu củi ướt phải phơi khô hay làm giàn hong
- Sắp xếp, phân loại củi lớn nhỏ khác nhau, để riêng từng nhóm cho dễ lấy.
Khử trùng nước:
Nước sông, lạch, ao, hồ... nơi ta cắm trại, chắc chắn là không tinh khiết, nên ta phải biết khử trùng trước khi sử dụng. Sau đây là một vài cách khử trùng nước uống:
- Đun sôi: là phương pháp dễ dàng, rẻ tiền và hiệu quả nhất. Chỉ cần đun sôi nước lã trong 15 phút là dùng được.
- Thuốc tím: cho một ít tinh thể nhỏ của thuốc tím (vài ba hạt) vào nước, khuấy đều cho đến khi nước có màu hồng lợt là uống được.
- Dùng chloramine B: thường dùng khi chống dịch, tỷ lệ thuốc tùy theo tính chất của nước, thường thì người ta dùng 3gr Chloramine B 25% pha trong một lít nước.
- Nước Javel: nhỏ một giọt nước javel 30o vào 2 lít nước, sau 2 giờ là uống được. Nhưng vì có mùi rất khó chịu, ta nhỏ thêm một giọt Hyposulfite de soude 10% để khử mùi.
- Dùng iod: Iod được dùng dưới dạng Teinture D’iode 5% có bán ở các tiệm thuốc tây. Dùng 5 giọt này cho một lít nước, lắc đều. Để yên trong 30 phút là dùng được. Dùng iod vừa sát trùng vừa tránh được bệnh bướu cổ.
Ngoài ra còn một số thuốc khử trùng ít phổ biến hoặc thời gian sử dụng ngắn như Hypoclorite, Halojone nhưng ít khi dùng.
Vệ sinh khu vực bếp:
Đức tính quan trọng của người làm bếp là: gọn gàng và sạch sẽ.
- Gọn gàng để vừa trông đẹp mắt vừa không mất công tìm kiếm dọn dẹp.
- Sạch sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu của người làm bếp.
Chúng ta phải giữ nơi làm bếp và chung quanh khu vực bếp thật sạch sẽ. Thức ăn thừa hay thực phẩm chưa dùng tới phải để trên cao hay treo lên và đậy cẩn thận. Xô hay thùng đựng nước uống phải có nắp đậy và được treo lên hoặc để nơi cao ráo, sạch sẽ. Đào hai hố; một hố ở gần nhà bếp để đổ nước dơ, một hố hơi xa bếp để chứa rác. Sau mỗi lần đổ rác, chúng ta rải một lớp đất hay tro mỏng.
Trước khi rời khu vực trại, hãy đốt bỏ những thứ gì có thể đốt được, còn những thứ không đốt được thì chôn thật sâu. Nếu chúng ta có lột lớp cỏ trước khi làm bếp thì phải đặt vào chỗ cũ và tưới nước lên, trả lại nguyên thủy tình trạng khu vực như khi ta vừa đến.
______________________________

Chuẩn bị thực phẩm cho một cuộc trại
Những trại sinh nào nhận trách nhiệm làm bếp, phải hiểu giá trị dinh dưỡng của những thức ăn thông thường và nhớ kỹ hai phương châm: Tiết kiệm và vệ sinh. Trại là cơ hội tốt nhất để các trại sinh thực tập và thể hiện tài năng bếp núc của mình. Đây là một trách nhiệm nặng nhọc, âm thầm nhưng không kém phần lý thú. Chúng ta đừng vội vã khui đồ hộp ra ăn khi thức ăn bị nấu hỏng. Hãy để cho trại sinh tự xoay sở, cho các em phát huy óc tháo vát, lòng tự tin... Đồ hộp chỉ nên dùng trong các kỳ trại dài ngày hoặc trường hợp bất khả kháng, không thể mua được thực phẩm tươi sống. Ở trại, chúng ta nên nấu những món ăn đơn giản nhưng ngon và giàu dinh dưỡng. Không nên làm những món cầu kỳ, tỉa bông, tỉa hoa... xào nấu linh đình.
Tiêu chuẩn người làm bếp: Những người nhận trách nhiệm làm bếp, phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Biết thảo thực đơn cho tổ, đội trong 3 ngày trại
2. Biết đi chợ
3. Biết chọn lựa và bảo quản thực phẩm
4. Chế tạo được các kiểu bếp thông thường
5. Biết nhóm lửa và bảo quản củi
6. Biết khử trùng nước
7. Biết nấu cơm và một số món ăn thông thường ở trại
8. Biết vệ sinh khu vực bếp
Thảo thực đơn:
Trước tiên chúng ta phải nắm rõ: chúng ta có bao nhiêu tiền, cho bao nhiêu người ăn, trong bao nhiêu ngày. Sau đó chúng ta mới dự kiến những thực phẩm cần phải mua. Nếu cắm trại nhiều ngày mà ở xa chợ, hai ba ngày mới có thể đi một lần, người làm bếp phải biết những thức ăn nào để lâu mà không cần chế biến (trứng, lạp xưởng, cá khô, đồ hộp...), những thức ăn có thể để lâu nhưng phải chế biến (tôm rim, mắm chưng, ruốc xào, chà bông...), những thứ nào phải ăn ngay (thịt cá, rau cải...). Dựa vào đó ta thảo một thực đơn cho đội thật dễ dàng. Nếu tài chính rộng rãi, ta có thể mua gà vịt mang theo, vừa để được lâu, vừa có thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng.
Đi chợ:
Ít có trại sinh nào “hân hạnh” được mẹ sai đi chợ hàng ngày, mà nắm được giá cả và không lúng túng trong khi đi chợ. Hầu hết chúng ta năm thì mười họa mới đặt chân đến chợ một lần. Cho nên trước khi đi chợ, chúng ta phải nhờ những người đi chợ thường xuyên chỉ cho chúng ta biết rõ giá cả của từng loại thực phẩm, khu vực phân bố trong chợ. Vì nếu không biết rõ loại nào bán ở khu vực nào, thì chúng ta sẽ đi vòng vo, vừa mất thì giờ, vừa mệt... Ghi vào giấy, chúng ta cũng chia thành từng nhóm: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ khô hay thực phẩm chế biến sẵn, nhóm rau cải, nhóm gia vị và tạp hóa. Như vậy chúng ta chỉ đi một vòng chợ là có thể mua đầy đủ.
Người làm bếp cũng phải biết ước lượng thực phẩm vừa đủ cho tổ, đội. Không mua quá thừa hoặc quá thiếu, và cũng đừng mua những thực phẩm sang trọng, giá cao (bào ngư, nấm đông cô...).
Chọn lựa và bảo quản thực phẩm:
Khi đi trại dài ngày mà chợ thì ở xa, chúng ta phải biết cách chọn lựa và bảo quản một số thực phẩm trong môi trường tự nhiên để vừa có thức ăn tươi nhiều ngày, vừa bảo đảm vệ sinh sức khỏe... Thông thường, để cho các trại sinh thực tập nấu nướng bằng thực phẩm tươi sống giúp các em phát huy óc sáng kiến, tháo vát, linh động... người ta không cho mang theo đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng nếu tổ chức trại dài ngày (ở vùng sâu, vùng xa) đồ hộp dành cho những ngày cuối trại thì thật tiện lợi và hợp vệ sinh.
Chọn lựa thực phẩm:
Trước tiên ta nên biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon, thì mới có thể bảo quản lâu được.
- Thịt: Phải có màu đỏ hồng, sớ thịt săn, da mỏng, miếng thịt còn ươn ướt. Nếu ngả sang màu nâu, tím đen hay tái xanh và có mùi thì đừng mua.
- Cá: Vạch mang ra xem, nếu đỏ hồng là cá tươi. Nếu mang trắng bệch, dập đầu, bể bụng, ấn ngón tay thấy lõm xuống thì đừng mua.
- Gà: Chọn gà mái tơ gần đẻ, hậu môn nhỏ, sạch, màu hồng; chân vàng, lườn to. Không nên mua những con hậu môn ướt, bầu diều phồng to, miệng chảy dãi, mồng tím, ít phản ứng khi bắt, đó là gà bệnh.
- Vịt: Chọn những con vịt đực, mỏ to, mềm, ức tròn, da cổ da bụng dày, lông cánh đầy đủ.
- Cua: Lật ngửa cua ra, nhấn vào mép mai ở hai bên hông, cứng là cua chắc, mềm là cua ốp.
- Trứng: Khi mua trứng, đừng cầm lắc lắc, bạn có thể bị rầy. Bạn chỉ cần giơ trứng ra ánh sáng (hay ngọn đèn). Nếu khoảng trống trên đầu không có hay rất nhỏ là trứng tươi, nếu lớn thì trứng đã để lâu. Có thể bỏ vào nước, chìm ngay là tươi, nổi là trứng cũ.
- Đồ hộp: Không nên chọn những hộp móp méo nhất là phồng dộp hai đầu, ăn sẽ bị ngộ độc. Chúng ta cũng cần phải lưu ý đến ngày tháng bảo hành ghi ở vỏ hộp.
Bảo quản thực phẩm:
Khi cần để dành thực phẩm cho những ngày hôm sau. Người đầu bếp phải biết cách giữ gìn và bảo quản. Những thực phẩm để qua đêm phải bỏ vào bao, dùng dây (có bôi thuốc chống muỗi) treo lên cây để khỏi bị kiến và thú rừng làm hỏng (nhất là những vùng đất hoang dã).
Dưới đây là những phương pháp giữ gìn và bảo quản thực phẩm:
Thịt sống:
- Nhúng vào nước phèn chua pha loãng (10gr phèn với 1 lít nước sôi để nguội) ngâm độ 1 giờ, vớt ra xát muối bọt, treo nơi thoáng mát. Khi dùng, rửa sạch lại. Cách này giữ được 3-4 ngày.
- Ngâm trong mật mía, mật ong, có thể để lâu 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon.
- Người dân tộc họ giã sơ thịt với muối, đoạn treo nơi thoáng mát, lồng gió, cũng giữ được cả tuần lễ.
Thịt chín: Cắt thịt sống thành từng miếng bằng bàn tay, rồi đem ram hoặc luộc chín. Xong đem ngâm vào nước mắm, nước tương hay nước muối, cách này để lâu được 1 đến 2 tháng.
Thịt khô: Thịt nạt xắt mỏng, dùng dao to bản đập dẹp. Ướp nước mắm (hay muối), đường, nước cốt củ riềng - xong sấy hay phơi khô để dành.
Cá tươi: Phải đập đầu cho nó chết ngay (không để chết từ từ). Mổ bụng cá, lấy hết ruột, rửa sạch, xát muối vào mang cá và đều khắp trong ngoài mình cá. Xong bạn lấy chén giấm pha một muỗng đường. Dùng miếng vải nhúng ướt hợp chất này gói cá lại. Cách này có thể để được 3-4 ngày.
Cá chín: Kho cá cho đến khi thấm mặn. Cho thêm vào một ít rau câu hay thạch đen. Tiếp tục kho thêm một lúc nữa. Trút toàn bộ ra một cái thố sạch, để nguội. Rải một lớp muối lên trên, đậy nắp. Cách này có thể bảo quản được vài tuần.

Dấu đường

Bấm vào hình để mở lớn hơn




















Một số kiểu cổng trại Cổng trại và kì đài Cổng trại và Kỳ đài là bộ mặt tiêu biểu của trại, nó cho biết óc thẩm mỹ, sự khéo tay, trình độ kỹ năng của đơn vị mình. Nhất là trong các Trại họp bạn, có nhiều đơn vị ở nhiều địa phương cùng tham dự, sự phô diễn tất phải có. Nhưng không vì thế mà ta chế tạo sẵn ở nhà bằng những vật liệu công nghiệp, màu sắc sặc sỡ rồi đem tới ráp vào (trừ những phù hiệu, huy hiện, cờ, biểu tượng,...) mà nên tận dụng những vật liệu thiên nhiên có sẵn tại chỗ hoặc các vật liệu nhẹ có thể mang theo. Khi làm cổng trại hay kỳ đài, chúng ta cần chú ý đến trọng tâm, lực chống đỡ, lực trì kéo,... để được vững vàng mà không bị đổ giữa chừng. Cổng trại có nhiều loại: cổng trại chung, cổng trại từng đơn vị, từng tiểu trại, cổng trại đội... kích cỡ lớn nhỏ tùy theo khả năng. Kỳ đài phải dựng ở một nơi trang trọng, đó là sân sinh hoạt chung. Kỳ đài phải thiết kế thật vững chắc. Ngoài kỳ đài chung toàn trại, mỗi đơn vị cũng nên có một kỳ đài riêng (nếu có thể) Thiết kế cổng trại có nhiều hình thức, tùy thuộc vào sự sáng tạo của các đơn vị, khi thiết kế cổng trại phải chú ý đến tính bố cục, cân đối với trại của mình, tính đến chiều rộng và chiều cao phù hợp để ra vào thuận tiện. Nên lợi dụng những yếu tố sẵn có như gốc cây, cành cây,... để sử dụng vào cổng trại mang đậm tính thiên nhiên. Cổng trại thiết kế cũng như lửa trại có thể tự do, thuận mắt. Có thể theo chủ đề, chủ điểm cho thêm phần sống động và ý nghĩa.




















Trò chơi vui đêm lửa trại


1. Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
2. Con đường bao xa
Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét... và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.
Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.
Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
3. Hành trình rước đuốc
Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
4. Cử chỉ điệu bộ
Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh...
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
5. Tiếng nói tri âm
Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an...
Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Khán giả quan sát và cho điểm.
6. Dạ hội hóa trang
Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
7. Đóng vai nhân vật
Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
8. Điệu nhảy khó quên
Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
9. Thời trang ánh lửa
Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
10. Xúc cảm tâm hồn
Cách chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Trò Chơi Thi Đua Ngoài Trời

1. Nhảy Bao
(chơi sân đất hoặc cát)
- Mỗi tổ cử ra một người, các người này xỏ chân đứng vào bao, hai tay cầm chắc miệng bao và đứng trước vạch xuất phát.
- Còi thổi, tất cả nhẩy về điểm đích, ai về trước không phạm lỗi sẽ thắng.
* Lưu ý: Khi nhẩy chụm hai chân lại, nếu té thì đứng lên nhẩy tiếp.
2. Dựng Cầu Mà Đi
- Mỗi tổ cử ra 10 người, xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Trước mỗi tổ có xếp 4 cái bao liên tiếp nhau, sát vạch xuất phát và hướng về điểm đích.
- Còi thổi 10 người của mỗi tổ dồn hàng lên 3 cái bao phía trước. Người phía sau lấy cái bao cuối cùng chuyền lên phía trước. Người đầu tiên cầm lấy và xếp tiếp theo phía trước. Xong dồn hàng lên nữa và lấy bao cuối chuyền nối tiếp như thế cho tới điểm đích thì thắng.
* Lưu ý: 4 cái bao phải được xếp nối sát nhau.
3. Nhảy Kẹp Bong Bóng Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên của mỗi tổ cầm một cái bong bóng đã được thổi to.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất của mỗi tổ lấy bong bóng kẹp vào đùi, chụm hai chân lại nhảy tới điểm đích rồi vòng trở về giao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng. Người thứ hai cũng tiếp tục như thế và trở về giao bóng cho người thứ ba, và người thứ ba tiếp tục nhảy cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
* Lưu ý: Kẹp bóng cho chắc không để rớt và bể.
4. Kẹp Bong Bóng Bằng Đầu
- Mỗi tổ cử hai người đứng trước vạch xuất phát. Lấy một cái bong bóng thổi to để giữa hai đầu của hai người. Hai người này dùng đầu áp vào bong bóng (không được vịn tay) và đi tới điểm đích rồi vòng về.
- Có thể được tiếp sức bởi hai người khác trong tổ.
* Lưu ý: Bong bóng không được rớt và bể. Dùng đầu mà áp vào không được đụng tay.
5. Đạp Bong Bóng
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này đeo hai cái bong bóng thổi to ở hai mắt cá chân và ra giữa vòng tròn.
- Những người còn lại tạo thành một vòng tròn nắm tay nhau.
- Bắt đầu chơi, những người đeo bong bóng ở giữa vòng tròn tìm cách dùng chân đạp bong bóng của người khác, nhưng phải bảo vệ bong bóng của mình. Cuối cùng ai còn bong bóng và đạp được nhiều là thắng cuộc.
* Lưu ý: Bong bóng được cột sát mắt cá chân và được thổi to như nhau.
6. Đập Bong Bóng
- Cột một chùm bong bóng khoảng 10 cái được thổi to để dưới đất. (hoặc cho nước vào và thổi bong bóng lên rồi treo trên cây).
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này bị bịt mắt và cầm một khúc cây dài 2 m, đứng cách chùm bong bóng chừng 6m.
- Bắt đầu chơi, người này đứng tại chỗ quay 3 vòng và đi tới chùm bong bóng, dùng cây đập 3 cái liên tiếp. Bể bao nhiêu cái là bấy nhiêu điểm.
* Lưu ý: Chân không được chạm chùm bong bóng, khi đập phải giơ gậy cao lên và đập xuống ngay không quơ qua quơ lại.
7. Bóng Nổ Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi người cầm một cái bong bóng chưa thổi và một cong thun.
- Cách vạch xuất phát 10 m có để một cái ghế trước mỗi tổ.
- Còi thổi, người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng chạy lên tới ghế, thổi bong bóng cho to. Một tay cầm bong bóng để trên ghế và dùng đít ngồi lên cho bể. Xong chạy về đụng người thứ hai, và chạy tiếp cho đến hết.
* Lưu ý: Không được dùng tay làm bể bong bóng. Bóng xì thổi lên và làm lại. Không được thổi bong bóng trước.
8. Truyền Tin
Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin (bản tin là một số hay một chữ hai vần). Nhận xong, khi nghe thổi còi, chạy về truyền cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới người đầu mỗi tổ. Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.
- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.
* Lưu ý: Không được truyền bằng miệng, người trước không được nhìn xuống, không được truyền tắt.
9. Xỏ Vòng
- Dụng cụ: Mỗi tổ một vòng dây thun (dây thun luồn quần khoảng 1m được nối hai đầu lại).
- Mỗi tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m vẽ một vòng tròn nhỏ, để vòng dây thun vào vòng tròn.
- Còi thổi, Người thứ nhất mỗi tổ chạy lên cầm vòng dây thun xỏ vào người từ đầu tới chân rồi để vào chỗ cũ, xong chạy về vỗ vào người thứ hai, sau đó chạy ra sau hàng. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: Khi người thứ nhất vỗ vào vai người thứ hai thì người này mới được chạy.
10. Giựt Cờ
- Người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây cờ.
- NĐK gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ (nếu gọi số 1 thì hai người mang số 1 chay ra). Người nào giựt được phải nhanh chân chạy về không để người kia bắt được.
- Ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng.
* Lưu ý: NĐK có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu quá mà không có ai giựt cờ thì có thể cho cá số đó về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt người đối phương cùng số với mình. Không được bắt số khác.
11. Kéo Co Tay Ba
- Một dây thừng dài 8 – 10m nối hai đầu lại với nhau.
- Xếp đặt ba người chơi đại diện ba tổ. Mỗi người đưa một tay nắm lấy một điểm trên dây thừng tạo thành hình tam giác. Đặt một cái nón phía trước mỗi người.
- Mỗi người chơi ráng sức kéo sợi dây để tìm cách nhặt lấy nón trước mặt mình, ai nhặt được là thắng.
* Lưu ý: Có thể thiết kế nhiều tổ thi đấu một lượt.
12. Tìm Dép Tiếp Sức
- Mỗi người trong tổ bỏ đôi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.
- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái bao đựng dép trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đôi dép của mình rồi mang vào chân chạy về, người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
* Lưu ý: Khi tìm dép không được để dép trong bao rơi ra ngoài.
13. Mặc Quần Áo Tiếp Sức
- Mỗi tổ có một cái bao đựng quần áo nam và nữ, cả giày dép và nón khăn.
- Mỗi tổ xếp hàng dọc xen kẽ nam nữ.
- Bắt đầu chơi, người nam mặc y phục nữ vào rồi chạy một vòng quanh tổ rồi trở về, tới người nữ mặc y phục nam vào và chạy một vòng. Trong khi đó người nam đầu tiên cởi y phục ra để lại bao chạy về cuối hàng. Người nữ chạy về thì tiếp tục tới người nam khác. Cứ thế tiếp tục. Tổ nào xong trước và có y phục trình diễn đẹp là đạt.
14. Đổ Nước Vào Chai Tiếp Sức
- Dụng cụ mỗi tổ có một cái thau đựng nước và một chai không.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m, đặt cái chai không và một thau nước.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất mỗi tổ chạy lên tới thau nước dùng hai tay múc nước đưa vào miệng và ngậm ngụm nước. Sau đó đến chai không kê miệng phun nước vào chai (không được vịn tay) rồi chạy về, tới người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước mà nước nhiều trong chai là đạt.
* Lưu ý: Chỉ dùng hai tay múc nước một lần. Không được chạy khi người kia chưa về đến.NĐK nên qui định thời gian chơi.
15. Chuyền Dĩa Nước
- Dụng cu: Mỗi tổ một cái dĩa mủ, một cái ly thủy tinh. Đổ nước vào các dĩa đều nhau.
- Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát vào nhau.
- Bắt đầu chơi, dĩa nước được người thứ nhất mỗi tổ cầm chuyền lên đầu ra sau đưa cho người thứ hai và tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng lại nguyền ngược lên phía trước ở bên hông bên phải của tổ. Đến người đầu tiên nhận được thì đổ nước vào chai thủy tinh trước mặt. Tổ nào xong trước và nước còn nhiều thắng cuộc.
* Lưu ý: Chuyền chậm chậm giữ dĩa nước cho thăng bằng.
16. Đua Xe Đạp Chậm
- Vẽ các đường song song từ vạch xuất phát đến điểm đích. Chiều rộng 1m, chiều dài 15m.
- Dụng cụ: Mỗi tổ một chiếc xe đạp như nhau.
- Mỗi tổ cử ra một người. Những người này chuẩn bị xe đạp trước vạch xuất phát. Khi có hiệu còi các tay đua đạp xe hướng về điểm đích, nhưng ai về sau nhất không bị phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Các xe đạp chỉ chạy trong đường kẻ song song không được cán mức và không được chống chân, được sử dụng thắng tự do.
17. Chim Tha Rắn Bỏ Thùng
- Mỗi người trong tổ ngậm một khúc cây khoảng một gang tay làm mỏ chim.
- Một số con rắn được làm bằng những sợi dây dù hoặc ni lông khoảng 2 gang tay đặt trên cây ngang phía trước mỗi tổ. Cách mỗi tổ khoảng 10 m, đặt một cái thùng.
- Bắt đầu chơi lần lượt từng NC của mỗi tổ chạy lên, dùng mỏ chim xỏ vào lưng rắn đem lên bỏ vào thùng (không được dùng tay). Và tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào mang được rắn bỏ vào thùng nhiều thì thắng cuộc.
* Lưu ý: Rắn nào bị rớt ra khỏi mỏ chim thì bị loại.
18. Tiếp Nước Đưa Vào Thùng
- Có một bể (chum) nước lớn trước vạch xuất phát.
- Mỗi tổ có ba cái thau nhỏ và một cái thùng lớn trước mỗi tổ, để cách vạch xuất phát khoảng 5m. Bắt đầu chơi mỗi người đầu tiên của các tổ dùng ba cái thau múc nước ở bể nước cho đầy và đặt ngay vạch xuất phát. Rồi bước hai chân vào hai cái thau nước và chuyển thau kia lên phía trước. Cứ tiến lên như thế cho đến thùng lớn đổ nước ở ba cái thau vào đó (chân lúc nào cũng phải đặt trong thau nước), cầm ba cái thau chạy về đưa cho người 2, tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước mà được nước nhiều ở trong thùng là đạt.
19. Dùng Quạt Nâng Bong Bóng Bỏ Vào Rổ
- Một đống bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cái rổ để cách xa đống bong bóng khoảng 10m. Các tổ xếp hàng dọc trước đống bong bóng, mỗi tổ có một cây quạt.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt chạy lên đón bong bóng, dùng quạt nâng (múc) một cái bong bóng lên, đem đi bỏ vào rổ rồi chạy về đưa quạt cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như thế cho đến hết.
* Lưu ý: Khi bóng rớt dọc đường thì phạm lỗi. Có thể qui định trong 2 phút tổ nào quạt được nhiều bóng bỏ vào rổ là đạt.
20. Lừa Banh Tới Goal Sút Vào
- Thiết kế điểm xuất phát và điểm đích có một cầu môn khoảng 0,5m, cả tổ đứng trước vạch xuất phát và có một số banh ở đó.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất trong tổ dùng chân lừa banh tới cách goal 2m sút vào, cứ thế cho đến hết banh. Trong vòng 1 phút, tổ nào được nhiều banh vào goal là thắng cuộc. Chơi từng tổ một, có qui định giờ.
21. Vinh Qui Bái Tổ
- Số người chơi mỗi tổ đều nhau, mỗi tổ có 2 cây gậy dài 1,5m và 2m.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi tổ chọn 2 người khỏe mạnh cầm 2 đầu cây gậy dài 1,5m đứng trước mỗi tổ. Cách vạch xuất phát 10m có điểm đích.
- Bắt đầu chơi, người đầu tiên mỗi tổ sẽ cầm cây gậy 2m leo lên cây gậy 1,5m đứng và dùng gậy 2m chống để giữ thăng bằng. Hai người cầm gậy 1,5m sẽ đưa ông nghè vinh qui đi tới điểm đích rồi quay trở lại điểm xuất phát, tiếp tục người thứ hai nhảy lên cho đến hết, ai nhanh sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: “Ông nghè”nào bị té sẽ về lại điểm xuất phát.
22. Quạt Bong Bóng Qua Chướng Ngại Vào Goal
- Thiết kế vạch xuất phát để một bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cây quạt. Thiết kế chướng ngại trên đường đi đến điểm đích và có một cầu môn (goal) ở đó.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt và quạt một bong bóng cho bay trên đường rầy qua chướng ngại vật vào cầu môn và trở về tiếp tục người thứ 2 quạt bong bóng như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Quạt bong bóng phải qua chướng ngại và vào cầu môn, quạt không được chạm bong bóng.
23. Bịt Mắt Mò Tìm Bong Bóng Bỏ Vào Rổ.
- Mỗi tổ cử ra một người. Các người này đứng trước vạch xuất phát hướng về điểm đích có một cái rổ trước mỗi ngừời, phía sau lưng những người này có một đống bong bóng đã thổi sẵn.
- Bắt đầu chơi bịt mắt những NC lại và những người này mò tìm bong bóng phía sau lưng rồi đem lên bỏ vào rổ, cứ thế tiếp tục trong vòng khoảng 2 phút, người nào bỏ nhiều bong bóng vào rổ là thắng cuộc.
* Lưu ý: Mỗi lần chỉ được tìm một bong bóng mà thôi. Ai bỏ lộn rổ của người khác không được tính điểm.
24. Chống Xuồng Vận Tải Đạn Qua Sông
- Mỗi tổ có 2 cái ghế đặt trước vạch xuất phát. Một số bong bóng chưa thổi và dây thun để ở đó. Cách khoảng 5m có một cái giỏ cho mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ thổi một cái bong bóng và cột lại ngậm vào miệng rồi dùng một cái ghế leo lên và truyền ghế kia tới trước, bước qua đi như thế cho tới phía sau cái giỏ. Vẫn đứng tư thế trên ghế khom người xuống nhả bong bóng vào giỏ và vòng trở về. Người thứ 2 tiếp tục như thế. Trong vòng khoảng 4 phút, tổ nào được nhiều bong bóng vào giỏ là thắng.
* Lưu ý: Khi đi trên ghế chân không được chạm đất. Nếu té ngã thì phải xach ghế chạy về để em khác tiếp tục. Còn nếu trên đường trở về mà chạm đất hoặc té ngã cứ đứng lên tiếp tục. Bóng nhả ngoài giỏ không tính. Kích cỡ bong bóng thổi to như nhau.
25. Chuyền Dây Thun
- Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Đầu hàng cử ra người thứ nhất cầm một chùm dây thun. Cuối hàng để một cái giỏ. Mỗi người trong tổ ngậm một cái ống hút (hoặc một cây tăm).
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ lấy một sợi dây thun xỏ vào ống hút người thứ 2 đang ngậm, và người thứ hai chuyền cho người thứ 3 (chuyền bằng miệng không dùng tay) cứ thế tiếp tục. người thứ nhất cũng liên tục xỏ dây thun vào ống hút người thứ 2. Người cuối cùng mỗi tổ thả dây thun vào giỏ. Trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều dây thun vào giỏ là thắng cuộc.
* Lưu ý: Chuyền qua từng người một, không được dùng tay. Mỗi lần chuyền chỉ một cọng dây thun mà thôi.
26. Cây Vả Ra Trái
- Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Người ở đầu hàng cầm một bịch bong bóng chưa thổi. Người cuối hàng được bịt mắt, người kế cuối cầm một chùm dây thun. Cách cuối hàng mỗi tổ khoảng 8m có dựng một nhánh cây.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất đưa một bong bóng cho người thứ 2. Người này thổi to và chuyền cho người thứ 3 cứ thế chuyền cho tới người kế cuối, người này lấy dây thun buộc lại đưa cho người cuối hàng bị bịt mắt, mò tìm lên nhánh cây treo vào đấy. Cứ thế tiếp tục trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều trái (bong bóng) trên nhánh cây là thắng cuộc.
* Lưu ý: Các trái vả (bong bóng) phải được thổi to như nhau. Chuyền qua từng người một, mỗi lần chuyền một trái. Treo lộn nhánh cây của tổ khác thì tổ khác được hưởng. Bóng bể hoặc rớt không tính.
27. Đội Nón Chạy Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ đội một cái nón lá không có quai. Cách mỗi tổ 10m, có một điểm đích. Trên đường chạy thiết kế chướng ngại vật, đường hầm chui ra.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất đội nón lá chạy chui qua đường hầm tới điểm đích rồi vòng trở về người thứ 2 xỏ đầu vào nón người thứ nhất đang đội (hai người không được dùng tay, chỉ dùng đầu). Tiếp tục người thứ 2 đội nón chạy cho tới hết tổ. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Khi chạy mà làm rơi nón thì lượm lên chạy tiếp. Tay không được chạm nón.
28. Tiếp Sức Mò Vàng
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Phía trước mỗi tổ có một thau nước và một số trái táo ở trong thau đủ cho số người trong tổ.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất chạy lên dùng miệng mò tìm trái táo trong thau nước và ngậm chạy về. Tiếp tục người thứ 2 chạy lên mò tìm táo trong thau nước và tiếp tục người thứ ba cho tới hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Người này về đến vạch xuất phát thì người kia mới được chạy tiếp. Dùng miệng mò tìm chứ không được dùng tay.
29. Bò Ngược – Tha Mồi
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi người trong tổ ngậm một bóng bóng đã thổi sẵn có cột dây thun. Phía trước mỗi tổ có một thau lớn.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ ngồi xuống quay lưng về phía trước, chống 2 tay xuống đất và ngậm bong bóng di chuyển tới thau bằng cách bò ngược, dùng tay, đít và chân để bò. Khi bò đưa lưng về phía trước. Tới thau nhả bóng vào thau và bò ngược trở về tiếp tục người thứ hai như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Khi bò rớt hoặc bể bóng thì bò trở về và người thứ 2 tiếp tục.
30. Câu Cá
- Các tổ đứng hàng dọc trước đống gói quà để ở dưới đất trên một tấm thảm (quà được gói lại và có làm móc bằng dây chì để móc lưỡi câu vào). Mỗi tổ có một cây cần câu có dây nhợ và lưỡi câu.
- Bắt đầu chơi,người thứ nhất mỗi tổ cầm cần câu, câu móc cho được một gói quà. Ai câu được rồi trao cần câu cho người thứ hai tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước, có nhiều gói quà là thắng.
* Lưu ý: Nếu quà ít thì có thể chơi qui định giờ, nếu hết giờ chưa câu được thì phải trao cần câu cho người kế tiếp. Cuối cùng tổ nào nhiều quà là thắng.
31. Đua Ngựa
- Mỗi tổ cử ra 3 người làm một con ngựa bằng cách: 2 người đứng trước nắm tay nhau (1 người tay phải và 1 người tay trái) và một người phía sau xỏ chân phải vào 2 tay nắm của 2 người kia. Cả 3 người mắt hướng về điểm đích, có một cục gạch làm chuẩn.
- Bắt đầu chơi, ngựa sẽ chạy về điểm đích và vòng trở về. Khi chạy người phía sau phải cò chân trái và 2 tay nắm 2 vai của 2 người kia.
* Lưu ý: Ngựa nào bị sứt dọc đường hoặc về sau là thua cuộc.
32. Xách Nước
- Mỗi tổ cử ra 3 người đứng trước vạch xuất phát, một người làm thùng nước ngồi chồm hổm, 2 tay khoanh chặt, ép 2 đầu gối vào và 2 người kia đứng 2 bên xách thùng nước này bằng cách dùng 2 tay xỏ ngang nách người làm thùng nước và nắm chặt tay lại.
- Bắt đầu chơi, 2 người xách thùng nước chạy tới điểm đích và vòng trở về.
* Lưu ý: Điểm đích có thể là cục gạch. Thùng nước không được sứt quai, phải đi vòng qua cục gạch. Tổ nào về trước an toàn là thắng.
33. Tôm Chạy Đua Tiếp Sức
- Các tổ đều nhau được xếp thành những hàng dọc trước vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 8m có để cục gạch trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người phía trước mỗi tổ quay người ra phía sau, cúi xuống 2 tay nắm lấy 2 cổ chân ngay mắt cá, và đi thụt lùi về phía trước cục gạch, đi vòng trở lại và tiếp tục người thứ 2 cho đến hết.
* Lưu ý: Đi lui phải cầm chắc cổ chân không được buông, về tới chỗ xuất phát thì người khác mới tiếp tục. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng.
34. Nối Chân Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 10m vẽ một vòng tròn nhỏ (điểm đích), người cuối cùng mỗi tổ cầm nón.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy ra phía trước hàng dọc đứng sát người đầu tiên và đặt 2 bàn chân nối tiếp người này (chân phải trước, chân trái sau) và chuyền nón ra sau. người kế tiếp tục như thế cho đến khi chân đã được nối tiếp tới điểm đích và đặt nón vào vòng tròn.
* Lưu ý: Hai bàn chân nối nhau không được hở kẽ, chuyền nó theo thứ tự từng người một.
35. Đua Thuyền Trên Cạn (Đua ghe ngo)
- Các tổ xếp hàng trước vạch xuất phát, ngồi bệp xuống đất, 2 chân của người phía sau đặt lên 2 đùi của người phía trước, 2 tay chống xuống đất. Vẽ điểm đích cách vạch xuất phát khoảng 10m.
- Bắt đầu chơi, mỗi người trong tổ cố dùng 2 tay đẩy mạnh xuống đất nâng đít lên để cho thuyền di chuyển về phía trước. Cứ thế đẩy mạnh nhanh dần cho ăn khớp với nhau.
* Lưu ý: Thuyền nào bị đứt đoạn bị chìm thua cuộc.
36. Thiên Đàng – Hỏa Ngục
- Người chơi chia làm 2 phe thiên đàng và hỏa ngục. 2 phe được xếp hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 1m và đứng quay lưng vào nhau, trước mặt mỗi phe có điểm đích cách chừng 8m.
- Bắt đầu chơi người điều khiển gọi tên phe nào thì phe đó lo chạy về điểm đích của mình. Trong khi đó phe kia lo quay mặt lại và rượt đuổi bắt phe chạy, bắt được mấy người thì được bấy nhiêu điểm.
* Lưu ý: Trong khi đang rượt chạy NĐK có thể gọi lại tên phe rượt để phe kia qua lại rượt phe này.
37. Cá Sấu Lên Bờ
- Mỗi tổ xếp hàng dọc, ngồi xổm nối đuôi nhau, đặt 2 tay lên vai người phía trước.
- Bắt đầu chơi, mọi người trong tổ nhảy bước đều về phía trước tới điểm đích. Tổ nào đến trước không giuộc tay là thắng.
38. Rết Thiếu Chân
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, vẽ điểm đích cách vạch xuất phát 10m. Người thứ nhất giơ (co) chân phải ra phía sau (cò), người thứ 2 tay phải cầm chân phải và tay trái vịn vai người phía trước. Tương tự như thế với người thứ ba nắm chân và vịn vai người phía trước cho đến hết tổ. Người cuối cùng cũng cò.
* Lưu ý: Bắt đầu chơi các tổ cò về tới điểm đích, không được té và giuộc (tuột) chân dọc đường.