Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Kỹ năng sơ cấp cứu ở trại

Cách Xử Lý Các Tình Huống Thông Thường
Khi đi trại ở nhưng nơi xa thành phố hay nơi ko có điều kiện y tế đầy đủ thì khi có ai đó bị tai nạn do nhiều nguyên nhân như: bị con gì có cắn, ăn phải thức ăn có độc thì ta vẫn có thể giúp người đó khỏi nguy hiểm bằng những biện pháp sơ cấp cứu dơn giản sau trước khi có điều kiện đưa người bị nạn về biện viện điều trị.
Đầy Bụng Khó Tiêu
Triệu chứng: - Xảy ra sau bữa ăn quá nhiều món, thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ.
- Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Xử trí:
Uống một cốc nước hòa 1 muỗng canh bicacbonat (thuốc muối) hoặc uống một cốc chè đường. Nhịn ăn một bữa.
Tuy nhiên cần cảnh giác, phải đi khám bệnh khi:
- Cơn đau kéo dài qúa 2 giờ.
- Nôn mửa qúa nửa giờ.
- Sốt trên 37,5 độ.
Ngộ Độc Thức Ăn
Triệu chứng:
- Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
- Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
- Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
Xử trí:
- Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
- Sưởi ấm.
- Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
- Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.
Ngộc Độc Nấm
* Một Số Cách Phân Biệt Giữa Nấm Độc Và Nấm Ăn Được.
+ Nấm độc:
- Thường có hình thù kỳ dị.
- Màu sắc rực rỡ và có ánh lân tinh khi để trong bóng tối.
- Ngắt đọt cây thấy có nhựa trắng.
- Nhai thử thì thấy có vị đắng, cay hay buồn nôn.
- Nếu nấu lên 15 phút, sau đó bỏ vật bằng bạc hay bằng đồng mà bề mặt vật đó bị đen lại.
- Hoặc có bọc loe hình chén – còn gọi là yếm chân cứng (xem hình).
+ Nấm ăn được:
- Dưới mũ có kẻ khía.
- Trên mặt mũ thường trơn láng một màu.
- Có thể có bọc loe (yếm) mềm hình chén ở chân.
Triệu chứng và xử trí:
Tùy thuộc loại.
- Loại nấm gây nôn mửa, ỉa chảy 1 – 4 giờ sau khi ăn. Chỉ cần gây nôn (nếu đến sớm) cho uống nước đường, nước mía. Hoặc nếu có thể uống than hoạt tính tán nhỏ thì rất tốt.
- Loại nấm (rất ngọt) gây viêm gan nhiễm độc sau 12 giờ, dễ gây tử vong (vàng da, hôn mê). Cho bệnh nhân uống nước đường rồi chuyển đến bệnh viện ngay.
* Tóm lại nếu không biết chắc thì tốt nhất là đừng ăn kẻo ngộ độc rất nguy hiểm.
Ngộ Độc Thuốc
- Hay gặp ở trẻ em: cha mẹ cho uống qúa liều hoặc tưởng lầm thuốc là kẹo.
- Thường gặp ở những người có chủ trương tự tử.
Triệu chứng:
- Xanh tím, vã mồ hôi.
- Thở nông hoặc ngưng thở.
Xử trí: - Thổi ngạt.
- Chuyển ngay đến bệnh viện.
Say Nắng
Là tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài.
Triệu chứng:
- Da đỏ, rất nóng và khô.
- Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.
- Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở.
- Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa.
- Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
Xử trí:
- Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát.
- Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân.
- Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi.
- Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước).
- Chuyển nạnn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.
Say Nóng
Là tình trạng cơ thể ở trong một môi trường qúa nóng nhưng ẩm ướt và không có gío, lao động chân tay nặng nhọc.
Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sốt cao lại được bọc trong chăn (mền).
Triệu chứng:
- Mệt rã rời, chuột rút. Có thể không sốt.
- Da lạnh, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn.
- Mạch nhanh, nhịp thở nhanh.
- Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Có thể trụy mạch, ngất xỉu.
- Đối với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn giật.
Xử trí:
- Đặt nạn nhân ở nơi mát.
- Cho uống nước lạnh hoặc nước có pha 1 thìa (muỗng) cà phê muối cho 1 lít nước.
- Mời bác sĩ.
Chó Dại Cắn
Xử lý:
- Tìm cách điều tra con chó vừa mới cắn mình xong. Nếu là chó dại thì phải nhờ người cố bắt được, không được đánh chết nó.
- Để cho vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt.
- Khử khuẩn da xung quanh nhiều lần bằng thuốc tím, cồn íôt hoặc cồn 70 độ, băng lại.
- Đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng dại và phòng uốn ván. Nếu giữ con chó đó trong 10 ngày mà không có chuyện gì xảy ra thì có thể ngưng chích.
Rết Cắn
Rết là một loài bò sát có rất nhiều chân (cả trăm chân), có một đôi răng nhọn hoắt. Sau khi cắn người thì chất độc từ lỗ chân răng phóng thẳng vào vết thương.
Triệu chứng:
- Nếu nhẹ: Sưng nhức, khó chịu.
- Nếu nặng: tổ chức cục bộ bị hoại tử làm viêm tuyến bạch huyết, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn mửa.
Xử lý:
- Rửa bằng xà bông nước hoặc dung dịch Amoniac.
- Chườm lạnh nhằm làm giảm đau nhức.
- Nếu không thuyên giảm thì chuyển vào bệnh viện.
Theo dân gian:
- Hạt tắc (quất) giã nhỏ, đắp vào vết cắn.
- Giã bạc hà hay lấy rau sam đắp vào vết cắn.
- Hơ chỗ bị cắn vào ngọn đèn hay lửa cho bị nóng lên.
- Thọc tay vào cổ gà lấy chất nhờn bôi vào vết cắn.
- Lấy gòn thấm dầu hôi bóp mạnh vào vết thương.
Bò Cạp Chích
Mũi kim ở cuối phần đuôi Bò cạp có chứa nọc độc cực kỳ lợi hại và có một số trường hợp có thể đưa đến tử vong, ta không nên xem thường.
Triệu chứng:
Người bị Bò cạp chích cảm thấy đau nhức và sưng tấy lên, chảy cả nước mắt nước mũi, lợm giọng, nôn mửa, tê lưỡi, nhức đầu, buồn ngủ, thở hổn hển, thậm chí có thể hôn mê, nóng sốt cao độ, viêm tụy.
Xử lý:
- Tìm cách lấy ngòi châm độc ra.
- Rửa nước sạch chỗ bị chích, lấy vải lạnh băng lại.
- Chữa bằng cách giác hơi giống như bị rắn cắn.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Bồ công anh và Đại thanh diệp để đắp lên vết thương.
- Nếu thấy chưa thuyên giảm thì phải chuyển gấp vào bệnh viện.
Ong Đốt
Triệu chứng: Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
Xử lý:
- Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong.
- Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được.
- Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau.
- Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Thất diệp nhất chi hoa, Tử hoa địa đinh, bồ công anh và Bán biên liên để đắp lên vết thương.
- Người dân tộc thường cố đập chết con ong lấy xác xé làm đôi và đắp lên vết cắn.
- Dùng gạc tiệt trùng để băng bó vết thương.
- Nếu có nhiều vết đốt thì chuyển viện gấp.
Đỉa Hoặc Vắt Cắn
Hãy yên tâm, hai con này cắn thì không thấy đau, nhưng sẽ bị mất máu.
Đỉa thì ở dưới nước: ao, hồ... to bằng khoảng ngón tay út. Người ta có câu “Dai như đỉa” có nghĩa là khi nó đã bám vào người nào để hút máu thì rất khó dứt ra. Vết cắn của nó hơi ngứa ngứa chút đỉnh.
Vắt thì ở trên cạn, chỉ nhỏ bằng que tăm, thường nằm dưới lá ẩm mục. Nó có vẻ “khôn” hơn con đỉa ở chỗ: Không bao giờ hút máu liền ngay sau khi bám vào người chúng ta. Nó thường cẩn thận bò len lỏi vào những chỗ kín nhất trong cơ thể chúng ta, lúc ấy mới tiến hành hút máu. Đến khi ta phát hiện thì hỡi ôi! Con vắt ban đầu chỉ bằng que tăm, giờ đây nó đã lớn bằng ngón tay cái. Điều đ1o có thể hiểu rằng số lượng máu của ta mất đi ngang bằng với kích thước thực tại của nó.
Triệu chứng:
Sau khi cắn, những con vật này thường tiết ra chất Hirudin nên máu cứ chảy không ngừng vì chất này có khả năng chống đông máu.
Xử lý:
- Con đỉa kỵ vôi hoặc xà phòng. Do đó, khi đi tắm chỗ nào nghi có đỉa thì nên mang theo 2 thứ đó. Nên khi nếu lỡ ta bị đỉa hút máu, thì hãy bôi một trong 2 thứ này vào: Nó sẽ nhả ra ngay.
- Nếu chúng chui vào mũi hoặc tai (hoặc bất kỳ ngóc ngách nào trên co thể): lấy nước vôi trong bơm vào cho nó nhả ra. Sau đó dùng kẹp gắp.
- Dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào, nó cũng nhả ra.
- Bôi dung dịch Perchlorure mà đem cầm máu là hiệu qủa nhất.
Ve Cắn
Có 2 loại ve: Ve cắn (mà người ta hay gọi là ve chó) và ve không cắn (ve sầu kêu rả rích vào mùa hè).Triệu chứng:
- Khi cắn vào ai, ve sẽ bám vào và hút máu.
- Khi có động, ve sẽ tự động làm đứt phần đầu giả (nhỏ xíu nhưng đầy gai) dính lại vào vết cắn làm cho nạn nhân đau đớn, có khi cả năm sau mới hết khó chịu.
Xử lý:
- Nếu ve còn bám vào da, không nên động vào nó mà nên dùng nước điếu nhỏ vào, hoặc có thể lấy lửa diêm hay than đỏ dí từ từ vào, nó sẽ tự rơi ra.
- Sau đó dùng vôi ăn trầu bôi vào vết cắn.
- Nếu có thuốc mỡ DEP để bôi vào là tốt nhất.
Ngứa Do Trúng Mắt Mèo
Triệu chứng:
Khi bị trúng mắt mèo, ta thấy rất ngứa. Nếu gãi lãi càng thấy ngứa thêm, vết gãi sẽ càng tấy đỏ. Trái mắt mèo giống trái me nhưng đầy lông gây ngứa, nếu trúng mắt có thể gây mù mắt.


Xử lý:
- Đôt giây hơ lên chỗ ngứa.
- Năm cơm nêp (hoặc cơm tẻ cũng được) lăn trên da mặt.
- Hoặc dùng băng keo dán vào những nơi da bị ngứa rôi lột ra để loại bỏ các lông.
__________________
Rắn Cắn
Xác Định Là Rắn Độc Cắn
Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn... thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia...




Cứu thương

Cấp cứu là sự săn sóc cấp thời người bệnh hay người bị thương. Công việc cấp cứu tuy chỉ tạm thời và có giới hạn nhưng rất quan trọng vì cấp cứu có thể định đoạt sự sống hay sự chết, sự bình phục mau lẹ hay sự điều trị lâu ngày hoặc biến chứng.
1. Đức tính:
Người cấp cứu cần có những đức tánh cần thiết như:
- Bình tĩnh
- Cẩn thận
- Biết tùy cơ ứng biến
2. Nhiệm vụ:
Trước hết người cứu thương phải hiểu rỏ ràng rằng công việc cấp cứu chỉ trong giới hạn: Săn sóc bệnh nhân trong khi đợi nhân viên cứu thương đến mà thôi.
3. Băng bó vết thương:
a/ Mục đích:
Giữ gìn vết thương khỏi đau vì sự va chạm bên ngoài và ngăn chận vi trùng khỏi lọt vào vết thương.
b/ Săn sóc:
Rữa vết thương bằng nước nấu chín hoặc Alcohol, lấy vải mõng đã sát trùng để thấm nước rữa. Cũng có thể rữa với nước Dakin, thuốc tím hoặc Oxygene.
c/ Khữ trùng:
Thuốc đỏ với vết thương cạn, thuốc Sulfatmide với vết thương sâu.
d/ Cách băng bó:
* Chọn băng: Tùy theo vết thương lớn nhỏ mà chọn băng (Băng doris hoặc băng vải).
* Cách cầm băng Doris: Mộy tay cầm đầu băng, tay kia cầm cuộn băng và mở cuộn băng bằng ngón tay cái.
* Cường độ băng: Khi băng bó tay phải nhẹ nhàng, nếu làm mạnh nạn nhân sẽ đau nhiều.
* Mỡ đầu băng: Để chừa đầu băng X và xếp lại thật chắc ở vòng băng thứ hai.
* Các loại vòng băng:
- Vòng thưa.
- Vòng xoắn dày.
- Vòng rẻ quạt.
- Vòng số 8.
- Vòng xấp.
c/ Mối băng:
* Băng kim (Cách này tiện và chắc chắn)
* Băng mối chồng lên nhau.
f/ Kết băng:
* Băng hai dãi.
* Băng ô một dãi.
* Băng kim.

Băng ngực, Vai và Đầu gối bằng khăn
Băng bàn tay và bàn chân bằng khăn
Sơ cứu ở vùng hoang vu
Khi xảy ra tai nạn hoặc có một thành viên trong nhóm bị bệnh, bạn có 2 cách chọn lựa: cử một người nào đó đi tìm người giúp đỡ hoặc ngồi chờ đội giúp đỡ đến. Quyết định của bạn phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, khả năng định hướng, khoảng cách từ chỗ bạn đến nơi giúp đỡ và loại địa hình phải đi. Chỉ trong tình huống khẩn cấp nhất mới để nạn nhân ở lại một mình và bạn phải để lại cho họ đủ quần áo và thức ăn. Nạn nhân cũng cần phải có một cái còi và/hoặc đèn pin để báo động cho đội cứu hộ. Cuối cùng phải căn dặn nạn nhân ở nguyên nơi đó và không được di chuyển.
Đi tìm người giúp đỡ: bất kỳ người nào được cử đi tìm người giúp đỡ phải mang theo đủ quần áo và các dụng cụ cần thiết liên quan với mọi tình huống mà họ có thể gặp, và người đó cũng nên nắm rõ những thông tin sau:
· Vị trí chính xác của người bị thương hay của nhóm
· Điều gì đã xảy ra?
· Xảy ra khi nào?
· Họ đang gặp tổn thương hay tình huống nào?
· Mô tả nơi họ đang ở
· Ai nữa đang đi với họ
Kêu gọi giúp đỡ:
Trên thực tế có những dấu hiệu có thể được dùng để báo hiệu cần sự giúp đỡ khi bạn ở một nơi hoang vắng. Nhưng dấu hiệu này dễ nhớ và không cần những thiết bị đặc biệt. Mặc dù la to kêu gọi giúp đỡ cũng có thể thu hút sự chú ý nhưng nó sẽ làm bạn bị khan tiếng và mệt. Giọng nói cũng không vang xa như một số âm thanh khác, ví dụ như tiếng còi. Tiếng còi có thể nghe được từ 1 khoảng cách rất xa. Vào ban đêm ánh đèn cũng có thể phát xa hơn giọng nói, còn vào ban ngày một vật phản chiếu như tấm gương có thể gởi tia sáng đi một khoảng cách đáng kể.
Có 2 tín hiệu quốc tế báo hiệu cần giúp đỡ. Tín hiệu đầu tiên là SOS, viết tắt của cụm từ Save Our Souls. Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày không còn sử dụng bảng mã Morse nữa, nhưng nó vẫn còn được thực hành trong việc kêu gọi sự giúp đỡ trong tình trạng khẩn cấp. Nếu phát tín hiệu âm thanh bằng tiếng còi thì ta sẽ thổi 3 hồi còi ngắn (s) 3 hồi còi dài (0) và 3 hồi còi ngắn (s). Cách phát tín hiệu khác là thổi 6 hồi còi hoặc phát 6 ánh chớp đèn liên tiếp nhau cũng có nghĩa là cần giúp đỡ. Một ngọn lửa đỏ cũng báo hiệu tình trạng khẩn cấp trên biển hoặc trên núi.
Liên lạc với đội cứu hộ:
có thể nhận thấy rằng bạn có thể nghe được sự hướng dẫn qua loa từ trực thăng của đội cứu hộ trên núi hoặc một đội cứu hộ tương tự nhưng bạn lại không thể trả lời lại với họ. Có 3 cách để bạn thông báo với họ rằng bạn đã hiểu sự hướng dẫn của họ:
· Thổi 3 hồi còi nhanh liên tiếp, lập lại sau thời gian 1 phút
· Phát 3 ánh chớp đèn pin nhanh liên tiếp, lập lại sau 1 phút
· Phát lên một pháo sáng trắng
Cấp cứu
Khi cấp cứu nơi hoang dã, đòi hỏi các bạn phải có sự linh động, óc sáng tạo và một kiến thức đa dạng, vì ở đó, các bạn thiếu thốn mọi phương tiện, dụng cụ, thuốc men. Các bạn cũng vừa là cứu thương viên, vừa là y sĩ điều trị, cho nên trách nhiệm của các bạn nặng nề hơn.
* Chăm sóc vết thương:
Đừng để cho vết thương bị nhiễm trùng, đừng để cho ruồi bọ đậu vào, nhất là loại ruồi rừng (loại này không đẻ trứng mà đẻ trực tiếp ra ấu trùng là những con giòi, lớn rất nhanh, đục khoét vết thương của các bạn).
* Sát trùng vết thương:
Rửa vết thương bằng nước đun sôi để nguội với xà phòng (nếu có).
Hay với dung dịch nấu sôi: Tô mộc + Hoàng đằng + Phèn chua + nước (nếu có thể).
Hay với dung dịch: lá Trầu không còn tươi + phèn chua + nước.
Hoặc nấu nước với một trong những loại cây thuốc sau: cây Cỏ hôi, cây Sầu đâu, Chó đẻ...Đắp tươi các cây thuốc như: Dâm bụt, Ké hoa vàng (cỏ chổi), lá Móng tay, Liên kiều, Ba chạc, lá Trầu không...
* Điều trị vết thương: bằng cách đắp một trong các cây thuốc sau:
- Lá mỏ quạ tươi, bỏ cọng, rửa sạch giã nát đắp lên. Lúc đầu, rửa (bằng các dung dịch kể trên) và thay băng hàng ngày, sau 3-5 ngày, nếu thấy vết thương đã nhẹ thì hai ngày thay băng một lần.
- Lá cây Bông ổi (cứt lợn) giã nát đắp lên, vừa cầm máu, vừa sát trùng và mau lên da. Hoặc giã nát vỏ và lá Bời lời nhớt, Tơ mành, Ké hoa vàng, Hạ khô thảo, Cải trời, Chó đẻ. Rau diếp cá, Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, lá Thường sơn...
Khi vết thương đã sạch, đang trong giai đoạn phát triển tổ chức hạt nhưng không đều, cần bôi một trong các loại thuốc sau: Nghệ già, củ ráy (chóc), Dầu mè, Sáp ong...
Cầm máu
Khi bị một vết thương chảy máu, các bạn phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
* Đứt tĩnh mạch, động mạch nhỏ hay mao quản: Trường hợp này, máu chảy tràn ra ít thì vết thương tự cầm máu. Nếu máu chảy nhiều thì hãy đắp một trong những loại thuốc sau đây rồi băng ép lại:
Giã nát và đắp lên vết thương một trong các cây thuốc sau: Thuốc bỏng (sống đời), Thuốc giấu, Bông ổi, Huyết dụ, Tam thất, Bách thảo sương (nhọ nồi), Bại hoại (móng rồng), Cà kheo (sừng hươu, sống đời lá rách), rau Cần (cải rừng tía), Củ chóc (bán hạ Nam, Ráy), Quế rành (Trèn trèn, Quế trèn), Tai hùm, Thài lài trắng, Tu hú trắng...Giã nát và vắt nước uống các cây: nhọ nồi, nghể...
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn cầm máu bằng các chất liệu như tóc, lông, mạng nhện, thuốc rê... tuy hiệu nghiệm nhưng không bằng dùng cây cẩu tích.



Cây cẩu tích:
Còn gọi là cây lông cu li, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ, (tên khoa học là cybotium barometz). Có nhiều ở Bạch Mã (Thừa Thiên), Đà Lạt... Các bạn hãy tìm kiếm hoặc mua một gốc cẩu tích (hình bên) rồi vặt lông tẩm cồn 90o phơi khô. Khi gặp vết thương máu ra nhiều thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh. Cây cẩu tích sẽ ra lông trở lại nếu các bạn phun rượu trắng vào gốc rồi mang để vào nơi thoáng mát.
* Đứt động mạch quan trọng: Trường hợp máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia theo nhịp tim, hoặc trào mạnh ra ngoài theo vết thương. Các bạn phải nhanh chóng sử dụng một trong những biện pháp sau:
1. Ấn chặn vết thương:
Dùng những cây thuốc và vị thuốc như đã nói trước, đắp lên vết thương, rồi dùng tay, băng hay khăn sạch ấn mạnh vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu máu chưa cầm được, hãy nâng cao phần bị thương lên càng cao càng tốt. Nếu cần thì buộc (hơi nhẹ) thêm ga rô.

2. Ấn chặn động mạch:
Là dùng ngón tay, nắm tay ấn mạnh vào động mạch, giữa vết thương và tim. Đó là những nơi mà các động mạch chính chạy chéo trên xương. Động mạch giữa ngón tay và nền xương làm máu phải ngừng chảy. ấn chận động mạch là biện pháp cầm máu tạm thời và rất hiệu nghiệm, nhưng có nhược điểm là không thể làm lâu vì mỏi tay.
* Các điểm ấn chận động mạch: (xem hình)
- Động mạch thái dương: để cầm máu đỉnh đầu.- Động mạch dưới mang tai: để cầm máu ở mặt.
- Động mạch cảnh ở cổ: để cầm máu vùng đầu.
- Động mạch dưới xương đòn: để cầm máu vùng nách và cánh tay.
- Động mạch cánh tay trong: để cầm máu từ vùng cẳng tay trở xuống.
- Động mạch ở háng và đùi: để cầm máu từ vùng đùi trở xuống.
Sau khi ấn chận động mạch, các bạn nên đắp các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt. Sau đó, nới tay ra từ từ, nếu thấy máu còn chảy thì lập tức ấn chặn trở lại.Cho uống thêm bài thuốc cầm màu có 02 vị chính là:
- Tô mộc
- Nghệ vàng
Tùy theo trường hợp mà gia thêm các vị thuốc khử ứ, hoạt huyết như Tam thất, Tóc đốt, Bồ hoàng.
3. Đặt garô (garrot):
Là một phương pháp cầm máu hữu hiệu nhưng rất nguy hiểm, cần theo dõi một cách cẩn thận khi áp dụng. Lấy một sợi dây chắc, không đàn hồi (cà vạt, khăn tay, khăn quàng...) cột một vòng quanh đùi, hay cánh tay, phía trên vết thương (giữa vết thương và tim) chừng 10cm. Dùng một cây thước kẻ hoặc một đoạn cây ngắn, nhỏ, xỏ ngang và xoắn lại. Trước khi xoắn, các bạn nên đệm vào điểm muốn nén một vật hơi cứng (viên sỏi bọc vải, khăn tay cuộn lại...) mục đích là để cho vật đó đè xuống mạch máu, khiến cho máu không lưu thông được. Các bạn xoắn cho đến khi thấy máu ngưng chảy thì dùng dây mềm cột que vào cánh tay hay đùi.
Có thể đặt ga rô với một sợi dây có tính đàn hồi (ống cao su mềm): Căng thẳng dây ra, quấn hai vòng quanh cánh tay hay chân rồi siết lại.
Nguyên tắc đặt ga rô:
- Đặt trên vết thương độ 10cm, lộ ra ngoài, dễ thấy.
- Đắp các loại thuốc cầm máu và sát trùng ở vết thương.
- Khoảng 15 phút thì từ từ nới lỏng ga rô một lần, nếu thấy máu còn chảy thì siết ngay lại.
Ghi nhớ: Ga rô chỉ nên dùng khi không còn biện pháp nào khác và phải chấp hành đúng quy định về ga rô, vì nếu không sẽ dẫn đến chết hoàn toàn đoạn chi đó, phải cắt bỏ.
Hộp thuốc cứu thương
Hộp thuốc cứu thương là thứ tối cần thiết phải có khi đi trại. Vì thế tôi xin hướng dẫn các bạn lập một hộp thuốc cứu thương như sau
Các loại bông băng, thuốc cần có ở trại, cách sử dụng:
A) Các loại băng:
- Băng cuộn: để băng các chấn thương ở đầu, ở các chi, cầm máu vết thương (phương pháp băng ép)
Băng khăn quàng: được dùng để treo tay khi bị chấn thương (gãy xương, ...), thực hiện các đường băng cơ bản (băng bàn chân, băng bàn tay, ...v.v.)
B) Các loại thuốc:
- Thuốc cảm, trị những chịu trứng cảm lạnh, nóng sốt, đau đầu. Thuốc cần có là Aspirin 81mg, Paracetamon 500mg.
- Thuốc đau bụng, trị những chịu chứng rối loạn tiêu hoá. Thuốc cần có là Smecta trị tiêu chảy. Phosphalugel trị đau dạ dày, Kremil-S trị các chứng đầy hơi, ợ nóng.
- Thuốc chống dị ứng, trị những vết ngứa, sổ mũi do dị ứng. Thuốc cần dùng Clorpheniramin 4mg trị các sổ mũi hắt hơi,Xi rô Phenergan 0,1% trị nổi mề đay.Lưu ý các thuốc chống dị ứng luôn gây buồn ngủ
- Thuốc kháng sinh, phòng nhiễm trùng khi bị các vết thương như vết cắt, vết đâm,...v.v. Thuốc cần dùng Amoxilin 500mg. Lưu ý hạn chế dùng kháng sinh nếu thật sự không cần thiết.
- Thuốc trị phòng phỏng, sẽ bôi vào các vết thương khi bị phỏng. Thuốc cần dùng Dầu mù u, Vaseline
- Thuốc tăng sức đề kháng, sẽ dùng khi cần tăng sức khoẻ những lúc làm việc quá sức. Thuốc cần dùng như Vitamin C 500mg, hoặc kẹo C ngậm
- Thuốc ngừa côn trùng đốt. Thuốc cần dùng DEP, soffel,
- Thuốc lọt nước, khử trùng. Thuốc tím
- Thuốc sát trùng, để dùng sát trùng vết thương. Thuốc cần dùng Oxy già, Alcool 900, Povidine 5%
C) Y cụ và các thứ khác.
- 1 cây kéo
- 1 cái kẹp (nhíp)
- Bông gòn
- Ống tiêm
- Sợi dây 3-5 cm dùng để làm garrot
- Vài miếng gạc vô khuẩn
- Một cái nhiệt kế
- Vài lưỡi dao cạo

Không có nhận xét nào: