Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Kỹ năng truyền tin



GIỚI THIỆU:
Từ xa xưa, vấn đề truyền tin, liên lạc đã được đặt ra nhằm giải quyết những nhu cầu tin tức của con người và ngày nay khoa học đã giúp con người thông tin liên lạc thông qua các phương tiện tối tân nhất. Có thể nói: “Lịch sử truyền tin, phát tin gắn liền với lịch sử phát triển con người”. Chẳng hạn cổ xưa con người dùng: mỏ, trống, tù, khói và chim câu để nhắn tin. Ngày nay người ta dùng các ký hiệu thay chữ để ghép thành câu để thông tin cho nhau có rất nhiều hình thức, đa dạng, phong phú: gửi thư qua Bưu điện – Điện tín – Điện thoại, Fax, Internet...
Ở đây, “Truyền tin” được giới thiệu ở góc độ tìm hiểu về một số loại hình “truyền tin” trong hoạt động dã ngoại.
KHÁI NIỆM
Truyền tin là gì? Truyền tin là đem, đưa, chuyển tin đi.
Tin: Bản tin thể hiện nội dung thông báo một sự việc, một hiện tượng giữa người phát tin với người nhận tin.
Ý NGHĨA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI:
Trong những hoạt động dã ngoại, nếu đưa vào một số hình thức truyền tin như dùng: tín hiệu Morse, cờ Semafore, dấu đi đường, mật thư... thì hoạt động trở nên phong phú hấp dẫn hơn., sinh động hơn. Ngoài ra, các loại hình truyền tin đã nói ở trên cũng là công cụ giúp các em thiếu nhi rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận, óc suy luận.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHI TRUYỀN TIN BẰNG TIẾNG VIỆT:
Khi sử dụng một số loại hình truyền tin, thì các con chữ đều được mã hoá thành tín hiệu tùy hình thức, hoặc là Morse; hoặc Semafore; hoặc Mật Thư... Nhưng Tiếng Việt có đặc điểm riêng là có dấu mũ; dấu thanh. Vì vậy cần phải biết các qui ước sau:
1. Cách viết “dấu mũ”:
 = AA
Ô = OO
Đ = DD
Ê = EE
Ă = AW
Ơ = OW
Ư = UW
ƯƠ = UOW
2.Cách viết “dấu thanh”:
Dấu sắc: S (/)
Dấu huyền: F (\)
Dấu hỏi: R (?)
Dấu ngã: X (~)
Dấu nặng: J (.)
3. Cách viết tắt:
PH = F; QU = Q; GI = Z
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI:
1. Morse: Là tên của một người Mỹ (Samuel Simpypruse. Morse) vào năm 1837 đã phát minh ra 1 dạng, 1 bộ biệt mã về chấm và gạch theo vần Alphabe, khi mở ngắt dòng điện sẽ gây lên những tín hiệu “tích te”, xếp các tín hiệu này với nhau chúng ta được một bản tin hoàn chỉnh.
2. Phương tiện để phát tín hiệu Morse: Ta có thể dùnh các phương tiện: còi, đèn, cờ, khói... Nói tóm lại, ta có thể dùng bất cứ phương tiện gì để thể hiện được tín hiệu ngắn - dài của hệ thống Morse.
3. Cách viết, ghi nhận lại tín hiệu Morse:
Ta dùng bất cứ ký hiệu nào để thể hiện được tiếng phát tích - te của Morse nghĩa là 1 âm phát dài, 1 âm phát ngắn. Ví dụ:
Tiếng Te (dài) = _ ; hoặc.
Tiếng Tíc (ngắn) =. ; hoặc.
Bảng Morse theo mẫu tự Alphabet:
A. _
B _...
C _. _.
D _..
E.
F.. _.
CH _ _ _ _
G _ _.
H....
I..
J. _ _ _
K _. _
L. _..
O _ _ _
P. _ _.
Q _ _. _
R. _.
S...
T _
U.. _
V... _
W. _ _
X _.. _
Y _. _ _
Z _ _..
Tín hiệu Morse về chữ số:
1. _ _ _ _
2.. _ _ _
3... _ _
4.... _
5.....
6 _....
7 _ _...
8 _ _ _..
9 _ _ _ _.
0 _ _ _ _ _
Qui ước dấu:
AAA: Dấu chấm
MIM: Dấu phẩy
IMI: Dấu hỏi
OS: Hai chấm
THT: Gạch đầu dòng
DN: Gạch ngang phân số
UNT: Gạch dưới
KK: Mở ngoặc đơn
Qui ước khi liên lạc:
Cho người phát tin
Bắt đầu: AAA / NW / NK / AG
Cải chính: GHE
Ngưng một lát: AS
Kết thúc: AR (3 lần)
Chú ý: T (dài)
Tôi xin ngừng: XX
Khẩn: DD
Bỏ, đánh lại chữ đó: HH / EEEEEEEE (8 chữ E)
Cho người nhận tin
Sẵn sàng nhận: K / GAK
Đợi một chút: AS
Xin nhắc lại: IMI (không hiểu)
Đã hiểu: E
Phát lại từ: FM
Đã hiểu bàn tin: VE
Xin đánh chậm lại: VL
Xin nhắc lại chỗ dấu: QR
Xin nhắc lại toàn bộ bức điện: QT
Những nội dung đã nhận không có nghĩa: OS
Tín hiệu đặc biệt:
Hãy cứu chúng tôi: SOS (SOS là chữ viết tắt của Save Our Souls)
4. Lưu ý khi truyền tin bằng Morse:
Người phát tín hiệu phải:
Nếu dùng còi phải thổi rõ ràng, từng tiếng đúng nhịp độ, trường độ, cách mỗi chữ là 1 nhịp và cách 1 từ là 2 nhịp.
Nên chọn nơi đầu gió để phát tin.
Thuộc bảng dấu chuyển vào bảng Việt mã.
Thổi còi dài và phát sóng lâu với âm Te.
Thổi còi ngắn và phát sóng nhanh với âm Tíc.
Phát tín hiệu theo các cụm âm của từ phải dứt khoát, rõ ràng, chọn vị trí phát thích hợp nhất.
Trước khi phát tín chính thức phải phát đúng trình tự và chờ bên nhận phát lại tín hiệu (K).
Hết bản tin phải phát tín hiệu (AR) để báo cho người nhận biết.
Người nhận tín hiệu phải:
Thuộc bảng Việt mã và bảng chuyển dấu.
Vị trí nhận tin hợp lý để nhận rõ bản tin.
Hết cụm từ nên chấm, phải để định tin cho chính xác.
Trong lúc nhận cần tập trung, không lập lại tín hiệu (không phát ra âm thanh tín hiệu Morse).
5.Cách học thuộc tín hiệu Morse:
Học theo hệ thống tháp Morse:

Khởi đầu bằng Te: Là nhánh trái
Khởi đầu bằng Tic: Là nhánh phải
Học theo bảng chữ đối xứng:
Gồm 6 bảng, được chia ra như sau:
Bảng 1: Gồm 8 chữ
E. T _
I.. M _ _
S... O _ _ _
H.... CH _ _ _ _
Bảng 2: Gồm 6 chữ
A. _ N _.
U.. _ D _..
V... _ B _...
Bảng 3: Gồm 6 chữ
R. _. K _. _
L. _.. Y _. _ _
F.. _. Q _ _. _
Bảng 4: Gồm 4 chữ
G _ _. W. _ _
P. _ _. X _.. _
Bảng 5: Gồm 3 chữ
C _. _. J. _ _ _ Z _ _..
Bảng 6: Gồm 10 số
1. _ _ _ _
2.. _ _ _
3... _ _
4.... _
5.....
6 _....
7 _ _...
8 _ _ _..
9 _ _ _ _.
0 _ _ _ _ _
___________________
.net

Không có nhận xét nào: